menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tuấn Việt

Sau năm lỗ kỷ lục, ban lãnh đạo Thép SMC không nhận thù lao trong năm 2022 và 2023

Sau 1 năm lỗ chưa từng có, ban lãnh đạo SMC đề xuất không nhận thù lao trong hai năm 2022 và 2023, đồng thời dự báo “triển vọng phục hồi tích cực của các doanh nghiệp ngành thép cần thêm nhiều thời gian”.

Sau năm lỗ kỷ lục, ban lãnh đạo Thép SMC không nhận thù lao trong năm 2022 và 2023

Năm lỗ kỷ lục

Nhìn lại năm 2022, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) chia sẻ Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn thách thức khi ngành thép bắt đầu có những chuyển biến nhanh và khó lường từ giữa quý 2/2022.

“Các khó khăn thách thức liên tục xuất hiện gồm giá nguyên liệu thép giảm mạnh, nhu cầu tiêu thụ thị trường yếu do sự chững lại của toàn bộ thị trưởng xuất khẩu, thị trường BĐS cùng với việc giải ngân đầu tư công không như mong đợi. Thêm vào đó, các khó khăn từ thị trường tài chính trong 6 tháng cuối năm như nguồn vốn tín dụng hạn chế, chi phí lãi vay và tỷ giá VND/USD tăng mạnh cũng làm cho doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại về mặt tài chính và hiệu quả kinh doanh”, SMC cho biết trong tài liệu họp năm 2023.

Kết quả, SMC lỗ ròng kỷ lục gần 579 tỷ đồng trong năm 2022, dù doanh thu tăng gần 9% so với năm trước.

Sau năm lỗ kỷ lục, ban lãnh đạo Thép SMC không nhận thù lao trong năm 2022 và 2023

Đạt kết quả đáng buồn, ban lãnh đạo SMC cho biết “sẽ nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm”, đồng thời đề xuất HĐQT, ban kiểm soát và ban điều hành không nhận thù lao trong năm 2022 và 2023.

Trong bối cảnh khó khăn, SMC đã chủ động giảm đáng kể lượng hàng tồn kho từ quý 3/2022. Cuối năm 2022, SMC còn nắm giữ gần 1.6 ngàn tỷ đồng ở hàng tồn kho, tức giảm một nửa so với cuối quý 2/2022. Vòng quay hàng tồn kho cũng giảm mạnh từ 47 ngày xuống còn 25 ngày.

“Cần nhiều thời gian để phục hồi”

Nhìn về phía trước, SMC nhận định 2023 tiếp tục là năm “rất khó khăn” khi thị trường bất động sản chưa thể hồi phục tích cực, trong khi vấn đề về thắt chặt tín dụng và chi phí tài chính cao sẽ là áp lực không nhỏ. Những khó khăn này được đặt trong bối cảnh vĩ mô bất ổn của thế giới, với tăng trưởng toàn cầu chậm lại, lạm phát cao và các NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ.

SMC chỉ tới đầu tư công như một nhân tố có thể tăng trưởng cho ngành thép nội địa, nhưng cảnh báo rằng “triển vọng phục hồi tích cực của doanh nghiệp ngành thép vẫn cần thêm nhiều thời gian”.

Trong năm 2023, SMC đặt mục tiêu doanh thu 20.4 ngàn tỷ đồng, giảm 12.2% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 150 tỷ đồng. Công ty dự kiến tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 ở mức 15%, có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Sau năm lỗ kỷ lục, ban lãnh đạo Thép SMC không nhận thù lao trong năm 2022 và 2023

Nguồn: VietstockFinance

Rủi ro từ công nợ Novaland và Hòa Bình

Ngoài vấn đề từ thị trường thép, SMC còn đối mặt với vấn đề đáng ngại hơn: Khoản phải thu với Novaland (HOSE: NVL) và Tập đoàn Hòa Bình (HOSE: HBC).

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), Novaland là một trong những khách hàng lớn của SMC trong mảng phân phối thép xây dựng, hiện công nợ phát sinh với chủ đầu tư này khoảng 1,000 tỷ đồng.

SMC cho biết đang gặp khó khăn thu hồi khoản này khi Novaland đang gặp vấn đề về thanh khoản. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp dự kiến sắp xếp với các ngân hàng và nhà cung cấp để kéo dài thời gian thanh toán trong khi chờ đợi chủ đầu tư cải thiện thanh khoản.

Về dài hạn, VDSC dự báo rủi ro phải trích lập dự phòng và ảnh hưởng lên lợi nhuận sẽ là rất lớn, trừ khi Novaland thanh toán toàn bộ công nợ. Vì khoản này đã trở thành phải thu khó đòi và khá lớn so với lợi nhuận trung bình một quý của SMC. Còn lợi nhuận trong trung hạn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ và lượng thu hồi nợ từ Novaland.

Ngoài ra, SMC còn có khoản phải thu 155 tỷ đồng từ CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) – vốn cũng là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh khoản.

Khoản phải thu gần 1,200 ngàn tỷ đồng kể trên là một khoản tiền rất lớn với doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1,700 tỷ đồng. Ngoài ra, việc bị chôn vốn cũng là một vấn đề đáng ngại với doanh nghiệp chuyên làm thương mại như SMC.

Nhà máy mới ở Phú Mỹ có thể hoạt động từ quý 2/2023

Trong năm 2022, SMC đã đầu tư mới và hoàn thành xây dựng cơ bản nhà máy Thiết Bị Tự Động SMC Phú Mỹ trên diện tích đất 4.1ha tại KCN Phú Mỹ 1, BRVT với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư mới 8 máy cán ống với tổng giá trị gần 55 tỷ đồng, công suất tăng thêm gần 50,000 tấn/năm, đưa tổng công suất sản xuất ống thép của nhà máy Sendo lên 250,000 tấn/năm.

“Hiện tại đã hoàn thành việc lắp ráp máy móc thiết bị và đang trong quá trình chạy thử, dự kiến hoàn thiện và chính thức đưa vào hoạt động từ quý 2/2023”, SMC cho biết.

Chưa hết, SMC còn đầu tư mở rộng 28 tỷ đồng với nhà máy SMC Đà Nẵng mở rộng. Dự án mở rộng đang thực hiện hoàn tất các công trình phụ trợ và dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trong quý 2/2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả