Sau gần 20 năm, tại sao chứng khoán Việt èo uột, 'không lớn'?
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, quỹ ngoại lớn nhất ở Việt Nam cho rằng khác với nhiều thị trường, chứng khoán Việt Nam thiếu yếu tố mới và thú vị, thuyết phục để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại, theo Tuổi Trẻ Online.
Đề cập băn khoăn vì sao chứng khoán Việt Nam "chậm phát triển", ông Nguyễn Quang Thuân, chủ tịch Fiingroup - một công ty cung cấp thông tin tài chính, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm kể trong một lần tham dự hội nghị về thị trường chứng khoán tại Singapore, có lãnh đạo cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam chủ trì, nhiều người đã hỏi: "Tại sao gần 20 năm VN-Index vẫn loanh quanh 1.200 điểm?".
Câu hỏi này cũng từng là thắc mắc của nhiều người trong và ngoài cuộc.
Nhắc lại, VN-Index từng áp sát mốc 1.200 vào năm 2007. Sau khủng hoảng tài chính thế giới, điểm số "rơi" dần.
Đến cuối năm 2021, sau dịch Covid-19, VN-Index lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.500 điểm, xác lập mức kỷ lục mới.
Thời điểm đó nhà nhà đi đầu tư chứng khoán, người người chơi và bàn về chứng khoán từ quán cà phê - trà đá đến bữa cơm gia đình.
Nhưng một năm sau đó, chỉ số giảm sâu với nhiều phiên bán tháo ồ ạt. Đến hiện tại, VN-Index vẫn giao dịch ở vùng "1.2xx" bất chấp tăng trưởng kinh tế cao đã gây ngạc nhiên với các tổ chức nước ngoài.
Nếu ví thị trường chứng khoán là "hàn thử biểu" nền kinh tế, nhưng khi GDP thăng hoa, chỉ số sàn giao dịch lớn nhất Việt Nam vẫn gặp khó khi cố gắng vượt lại đỉnh cũ, chưa nói thiết lập mốc mới.
Các chuyên gia chỉ ra VN-Index vẫn chưa bứt phá bởi tính biến động mạnh trên thị trường khi khối nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm tỉ trọng chi phối với hơn 90% và khối này rất dễ bị tác động về mặt tâm lý.
Bên cạnh đó, câu chuyện nâng hạng dang dở, nguồn cung chất lượng mới khan hiếm, sản phẩm tài chính mới còn ít... là những điểm hạn chế khiến thị trường khó bứt phá bền vững như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ tịch Chứng khoán DNSE, chỉ ra trong cơ cấu vốn hóa VN-Index thì riêng nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản đã chiếm khoảng 60%, từng có thời điểm lên tới 70 - 80%.
Điều này cũng đang thể hiện khá sát định giá của thị trường với nhóm có vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản.
Các chuyên gia chỉ ra VN-Index vẫn chưa bứt phá bởi tính biến động mạnh trên thị trường khi khối nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm tỉ trọng chi phối với hơn 90% và khối này rất dễ bị tác động về mặt tâm lý.
Bên cạnh đó, câu chuyện nâng hạng dang dở, nguồn cung chất lượng mới khan hiếm, sản phẩm tài chính mới còn ít... là những điểm hạn chế khiến thị trường khó bứt phá bền vững như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ tịch Chứng khoán DNSE chỉ ra trong cơ cấu vốn hóa VN-Index thì riêng nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản đã chiếm khoảng 60%, từng có thời điểm lên tới 70 - 80%. Điều này cũng đang thể hiện khá sát định giá của thị trường với nhóm có vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản.
Nhận định này có thể liên hệ đến thị trường Mỹ khi Index của họ có nhiều cổ phiếu công nghệ, bán dẫn. Các cố phiếu của Nvidia, Apple, Meta, Alphabet... đều vượt đỉnh mọi thời đại. Khi tiềm năng ngành này tốt, chỉ số chứng khoán Mỹ vượt hết đỉnh này đến đỉnh khác. Trong khi "cơn sốt" trí tuệ nhân tạo (AI) định hình lại thị trường chứng khoán Mỹ thì Việt Nam vẫn loanh quanh nhóm ngành cũ.
"Thị trường muốn hấp dẫn vốn cả trong lẫn ngoài nước cần có động lực hấp dẫn, nhiều hàng hóa chất lượng, các sản phẩm mới. Trong khi đó, chúng ta đang thiếu cả hai: loanh quanh chỉ có mấy hàng cũ, số lượng doanh nghiệp lên sàn mấy năm nay đếm trên đầu ngón tay, hàng tốt thì kín "room" ngoại, không có sản phẩm mới để giao dịch", ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Smart Invest phân tích và cho rằng nếu không cải thiện được chất lượng hàng hóa, sản phẩm thì dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam cũng khó sôi động ngay cả khi được nâng hạng.
Còn theo ông Huỳnh Hoàng Phương, Cố vấn mảng quản lý gia sản của FIDT (công ty chuyên dịch vụ quản lý tài sản và tư vấn đầu tư), nhiều cổ phiếu lớn của Việt Nam có hiện tượng "sao đổi ngôi", nôm na có những cổ phiếu tăng rất mạnh rồi "tàn lụi" và các cổ phiếu khác lên thay.
Chỉ số không tăng cũng là hệ quả khi nhiều "ông lớn" thoái trào. Đơn cử như trường hợp cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai ở chu kỳ trước, hay gần đây có nhóm FLC, Novaland... Điều này càng cho thấy chất lượng doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam không đồng đều.
Ông Nguyễn Quang Thuân đề xuất phải đẩy mạnh giảm sở hữu nhà nước ở những công ty, những ngành mà Nhà nước không cần sở hữu chi phối hoặc kiểm soát.
Quan sát mấy năm gần đây, việc cổ phần hóa "giậm chân tại chỗ", số doanh nghiệp lên sàn mới ở khu vực tư nhân cũng "đếm trên đầu ngón tay", thị trường ngày càng thiếu động lực để vượt qua những mốc mới về điểm số.
Ngoài ra, ông Thuân cho rằng cần khuyến khích các doanh nghiệp trên UPCoM chuyển sang sàn niêm yết và nâng cao hoặc rà soát chuẩn niêm yết hoặc để các công ty tăng cường quản trị doanh nghiệp và minh bạch.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường