menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Tiểu Mạnh

Sản xuất đang hồi phục

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã phát đi những tín hiệu sáng hơn trong tháng 10, khi nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, là động lực quan trọng để xuất khẩu về đích năm 2021.

Tín hiệu phục hồi sản xuất của nhiều ngành xuất khẩu lớn đã nhanh hơn so với những lo ngại về thiếu hụt lao động, và những đứt gãy về cung ứng sau một thời gian tạm ngưng sản xuất khá dài trong quý III vì dịch bệnh.

Gỗ và sản phẩm gỗ, ngành xuất khẩu dự kiến cán mốc 14,5-15 tỷ USD trong năm 2021 từng rất âu lo trong giai đoạn giãn cách vừa qua do năng suất đạt thấp và xuất khẩu sụt giảm, nay đã có thể tạm thở phào vì tốc độ phục hồi sản xuất nhanh.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, dịch Covid-19 tái phát trong những tháng gần đây tác động tiêu cực tới cả khâu xuất và nhập khẩu, với tác động đối với khâu xuất khẩu lớn hơn khâu nhập khẩu. Nhưng, đáng mừng là hiện tại, các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã đi vào ổn định sản xuất nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”.

Theo ông Lập, các tín hiệu cũng cho thấy tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp nhanh hơn chúng ta dự đoán trong 2-3 tháng trước đây và điều này rất tích cực".

Khảo sát nhanh trong tháng 10/2021 của Viforest cho biết, hiện 67% doanh nghiệp ngành gỗ cho biết đang hoạt động trên 70% công suất; 20% doanh nghiệp đang hoạt động từ 50 - 70% công suất và 13% doanh nghiệp hoạt động dưới 50% công suất.

Tính đến nửa đầu tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 11,5 tỷ USD, khả năng về đích với mục tiêu 14,5 tỷ USD USD là có thể đạt được, Viforest dự báo.

Cùng với các ngành hàng lớn, sự trở lại sản xuất nhanh hơn dự kiến của doanh nghiệp ngành gỗ đã góp sức đáng kể vào bức tranh xuất khẩu của cả nước trong tháng 10 và 10 tháng 2021. Gỗ và sản phẩm gỗ là 1 trong 6 ngành hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, và sự phục hồi sản xuất nhanh thực sự có ý nghĩa.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020, xuất siêu tăng trở lại trong tháng 10 đạt 1,1 tỷ USD. Lũy kế 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ.

Nhìn vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong nước sang các thị trường chủ lực 10 tháng qua đều tăng trưởng dương đã thấy nỗ lực giữ thị phần, vượt qua khó khăn, trở ngại của dịch bệnh để khẳng định vị thế của các ngành hàng lớn trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt 76 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đạt 44,2 tỷ USD, tăng 16,8%, thị trường EU đạt 31,7 tỷ USD, tăng 8,9%. Thị trường ASEAN đạt 23 tỷ USD, tăng 21,3%. Hàn Quốc đạt 17,9 tỷ USD, tăng 11,2%. Nhật Bản đạt 16,1 tỷ USD, tăng 2,2%.

Tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU, sức bật cho hợp tác thương mại và đầu tư trong bối cảnh bình thường mới hôm 27/10, Chủ tịch EuroCham, ông Alain Cany đánh giá, đợt dịch bùng phát nhiều tháng qua tại vùng sản xuất lớn của Việt Nam đã khiến doanh nghiệp EU khó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng việc nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10, cộng với tốc độ tiêm chủng nhanh đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn.

"Thách thức lớn nhất là khó khăn trong lưu thông đã được giải tỏa, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đang dồn sức phục hồi sản xuất, trong đó có doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam, do đó, cần tạo điều kiện thông thoáng để các chuyên gia EU nhập cảnh vào Việt Nam đồng thời với nới lỏng những điều kiện gây khó thêm cho doanh nghiệp", ông Alain Cany lưu ý.

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam với EU đang tăng trưởng ấn tượng, cả chiều xuất khẩu lẫn nhập khẩu từ cú hích là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đi vào thực thi trong năm thứ 2. Do đó, đại diện EuroCham khẳng định, phục hồi sản xuất nhanh, cộng với EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp nâng cap khả năng cạnh tranh để Việt Nam tham gia vào quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng với các đối tác EU trong giai đoạn bình thường mới.

Phục hồi sản xuất nhanh trở lại nhưng khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt vãn còn rất nhiều, khó nhất là bài toán thiếu lao động và áp lực chi phí sản xuất gia tăng, do giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển quốc tế, giá xăng dầu tiếp tục leo thang, ngoài ra là chi phí ngoài sản xuất liên quan đến phòng chống dịch cũng đè nặng vai doanh nghiệp.

Điều các doanh nghiệp mong mỏi lúc này là nhanh chóng tiêm phủ vaccine, hỗ trợ về y tế, tạo không gian sống chung với dịch một cách an toàn, được tạo điều kiện đi lại, lưu thông hàng hóa thuận tiện... nhằm khôi phục sản xuất nhanh hơn nữa, theo đó tùy theo năng lực, các doanh nghiệp sẽ có chính sách về an sinh để thu hút người lao động, đảm bảo trả đơn hàng và hoàn thành mục tiêu sản xuất, xuất khẩu trong năm 2021.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại