menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

Rút tiền gửi tiết kiệm, hay ở lại đầu tư chứng khoán?

NHNN đã phản ứng chính sách tiền tệ đúng như dự báo trước sức ép tăng lãi suất của Fed trong ngày hôm qua. Tất cả các lãi suất điều hành đều tăng 1%

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TĂNG LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH

NHNN đã phản ứng chính sách tiền tệ đúng như dự báo trước sức ép tăng lãi suất của Fed trong ngày hôm qua. Tất cả các lãi suất điều hành đều tăng 1%

- Lãi suất tái chiết khấu đã tăng lên mức 3.5% (trước 2,5%)

- Lãi suất tái cấp vốn đã tăng lên mức 5% (trước 4%)

- Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng 6% (trước 5%)

Trên thị trường liên ngân hàng, dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lãi suất dao động 4,61-5,72% một năm cho thời hạn vay qua đêm đến 3 tháng. Mức lãi bình quân liên quân hàng kỳ hạn 9 tháng là 6,31% một năm và cao nhất là 7,09% với kỳ hạn 6 tháng.

Như vậy, so với mức lãi suất hiện hành các lãi suất điều hành đều tăng 1%/năm. Trước đó trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế. Với lần tăng này của Ngân hàng Nhà nước, vẫn chưa trở lại mức trước khi giảm trước ngày 17/3/2020.

Năm 2020

- Lãi suất tái cấp vốn là 6%/năm

- Lãi suất tái chiết khấu là 4%/năm

- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là 7%/năm.

VỀ LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

- Trần lãi suất không kỳ hạn, hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,2 lên 0,5%

- Đặc biệt là trần lãi suất huy động (kỳ hạn 1-6 tháng) tăng từ 4% lên mức 5%

Về phía người dân: Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày 23/9 được thực hiện cho đến hết thời hạn. Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi mới với mức tăng tương ứng.

Về phía các ngân hàng: Vừa qua, dù hạn mức tín dụng được cấp thêm rất ít nhưng nhiều ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất huy động để giữ nguồn vốn. Nhiều ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất tối đa cho các kỳ hạn gửi dưới sáu tháng. Còn các kỳ hạn trên sáu tháng có ngân hàng áp dụng lãi suất huy động lên gần 8%/năm.

ANH EM CÓ NGHĨ

Ơ, thế thôi nhỉ…cả làng, cả xóm đi gửi tiết kiệm thôi nhỉ, tăng 1% cơ mà. Nhưng thử nghĩ xem, độ ham hố 1 ngày 7% hay 15% có ham muốn hơn ko? Cùng phân tích tiếp nhé.

NGUYÊN NHÂN

Sau khi bơm ròng hơn 25.000 tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống cho mục tiêu phát triển kinh tế khi room tín dụng được nới. Áp lực tăng lãi suất từ Fed gây áp lực tỷ giá USD/ VND. Tỷ giá tăng liên tục trong thời gian qua và dường như NHNN đã xác định vùng ổn định mới cho tỷ giá.

TÁC ĐỘNG LÊN NỀN KINH TẾ THỰC

Về lý thuyết, tác động trực tiếp nhất đó chính là chi phí lãi vay tăng. Vậy sẽ có thể tác động đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá rõ hơn thì cần phải xem xét phản ứng của các NHTM trong bối cảnh Chính Phủ yêu cầu NHTM tiếp tục GIỮ NGUYÊN, THẬM CHÍ GIẢM lãi suất cho vay (cho lĩnh vực SXKD) bằng việc đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí.

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

Đối mặt với bài toán: RỦI RO tăng cao và BIÊN LỢI NHUẬN sụt giảm

Các NHTM thực tế đang đứng trước nhiều rủi ro. Khi môi trường lãi suất tăng cao thì việc cho vay sẽ trở nên rủi ro hơn do

(i) KH vay vốn đối mặt với việc chi phí lãi vay tăng lên, biên lợi nhuận sụt giảm

(ii) Tỷ suất sinh lời yêu cầu của các phương án vay phải cao hơn (tức sẽ phải rủi ro hơn kèm theo), đồng nghĩa với nợ xấu hệ thống sẽ có xu hướng tăng thêm.

(iii) Đối với biên lợi nhuận sụt giảm: trong bối cảnh chính sách tiền tệ mới và để đón đầu lạm phát thì nhiều khả năng room tín dụng cho năm sau sẽ giảm so với mức 14% năm nay.

ROOM TÍN DỤNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Rút tiền gửi tiết kiệm, hay ở lại đầu tư chứng khoán?

NGÂN HÀNG LÀM GÌ ĐỂ DUY TRÌ BIÊN LỢI NHUẬN?

- Một là giảm chi phí hoạt động bằng giảm chi phí lương thưởng nhân viên vốn chiếm 40-60% chi phí hoạt động của NH, nhất là việc đổi mới công nghệ cần nhiều thời gian chứ không thể ngay lập tức.

- Thứ hai, các NHTM chọn tăng NIM bằng cách cho vay những mục đích rủi ro hơn với lãi suất cao hơn ( vay BDS, tín chấp) và đặc biệt sẽ đầu tư trực tiếp vào TPDN như trước đây vẫn thường làm. Do đó, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy thị trường TPDN, bất động sản sẽ trở nên sôi động hơn so với giai đoạn im ắng trước đây (nhất là sau khi có NĐ65)

- Cách cuối cùng, đó chính là tăng cường khai thác triệt để room tín dụng cho vay. Bán chéo sản phẩm, gia tăng các nguồn thu ngoài tín dụng: bảo hiểm, thẻ, thanh toán, chuyển tiền,….

Tóm lại, nhiều khả năng các NHTM sẽ áp dụng đồng đều cả 03 lựa chọn nói trên với mục tiêu tối ưu hoá tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro, dẫn tới dòng vốn chảy vào thị trường tài sản, TPDN, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần và kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng suy giảm hơn so với giai đoạn trước đó.

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Các DN cần vay vốn thực sự, nhiều khả năng sẽ khó tiếp cận được vốn do NHTM phần lớn do Ngân hàng hết room. Có thể khiến hoạt động SXKD bị ảnh hưởng. Hoặc/ và lãi suất cho vay chỉ được các NHTM giữ nguyên nhằm được phân bổ room mới rồi tăng sau đó. Chi phí vay vốn, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng (do tỷ giá tăng) có thể khiến biên lợi nhuận giảm trừ, khi DN có khả năng chuyển phần tăng thêm sang người tiêu dùng cuối và xác suất cao là họ sẽ làm.

Những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao như DN BĐS sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì hầu hết nguyên vật liệu đều là từ nhập khẩu do đó, chưa chắc đã được hưởng lợi từ đồng nội tệ yếu cùng với đó là sự suy giảm từ cầu tiêu thụ ở các nước EU, Mỹ sẽ khiến tình hình kinh doanh không tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu giá rẻ (cá basa) sẽ có KQKD tốt hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TTCK tăng giảm phụ thuộc vào hai yếu tố chính

(i) nguồn tiền thị trường

(ii) và (ii) tăng trưởng lợi nhuận ( earnings).

Nguồn tiền đã và sẽ suy giảm khi hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ không cao như giai đoạn kích cầu sau đại dịch, bị cạnh tranh bơi kênh tiền gửi tiết kiệm, một phần chảy vào khu vực SXKD và đặc biệt là bị cạnh tranh bởi kênh TPDN khi có gần 1 triệu tỉ đồng TP đáo hạn trong 02 năm tới. Đối với earnings như đã phân tích ở trên thì áp lực sụt giảm là có.

Tuy nhiên, vẫn sẽ còn một phần chảy vào TTCK khi room tín dụng mới được triển khai như đã phân tích ở đoạn đầu (NHTM cho vay lĩnh vực rủi ro, người vay vốn tìm kênh đầu tư với mức sinh lợi cao hơn do lãi vay đã lên cao). Tất cả điều này gợi ý một điều, TTCK sẽ tiếp tục giảm nhưng không mạnh nữa và bắt đầu tạo nền vùng đáy trong quý 4 này, kéo dài cho tới khi kỳ vọng chính sách tiền tệ thay đổi

ANH EM NGHĨ

Tiếp tục đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm?

Ad Võ Minh Chiến – Kinh tế trưởng QMVGroup

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại