menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Trần Minh Tùng Pro

Rủi ro suy thoái

Bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát thiết lập đỉnh 30 năm, và chính sách tiền tệ thắt chặt ở một số quốc gia nhiều khả năng sẽ đẩy kinh tế của một số quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái nhưng tại những thời điểm khác nhau

Dấu hiệu suy thoái từ kinh tế Mỹ: Một trong những kinh tế hàng đầu và có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu là Mỹ cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu giảm tốc khi GDP của Mỹ đã giảm lần thứ 2 liên tiếp (Quý I và II lần lượt giảm 1,5% và 0,9% yoy). Rủi ro suy thoái đang hiện hữu tại Mỹ trong thời gian tới. Chủ tịch FED Powell hôm 22/6 cũng đã thừa nhận khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ là có khả năng xảy ra. Đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đang có dấu hiệu đảo chiều khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm cao hơn so với lợi suất trái phiếu 10 năm từ nhiều tháng nay

Đường cong đảo ngược này xuất hiện trở lại kể từ năm 2006 – thời điểm trước khi khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số này cũng dự báo đúng nhưng tỷ lệ kinh tế suy thoái khi đường cong đảo chiều xuất hiện là cao. Trong lịch sử, đã có khoảng 7 lần đường cong đảo chiều xuất hiện trước khi kinh tế Mỹ suy thoái. Đây được coi là một chỉ báo cho thấy suy thoái kinh tế Mỹ khi các nhà đầu tư trái phiếu lo ngại về triển vọng trong tương lai dài hạn của kinh tế.

Rủi ro suy thoái
Các nước châu Âu khả năng cao cũng sẽ rơi vào suy thoái khi lạm phát tại các quốc gia này tăng quá nóng. Một số ngân hàng trung ương các quốc gia châu Âu cũng đang bắt đầu thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất như ECB, SNB. Một số nhà phân tích cũng đưa ra dự báo kinh tế châu Âu có thể giảm tốc.
Các tổ chức kinh tế đồng loạt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), OECD đều dự báo GDP trong năm 2022 vào khoảng 2,9 – 3,6% (thấp hơn 0,8 – 1,5% so với dự báo hồi đầu năm)
Rủi ro suy thoái
Nguyên nhân: Suy thoái kinh tế được cho là hệ quả của lạm phát tăng nóng sau khi Chính phủ các nước tung ra các chính sách phục hồi, kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHTW các quốc gia. Hiện nay, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế lớn nâng mức dự báo rủi ro suy thoái kinh tế lên cao hơn so với quá khứ và dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới. Theo Bloomberg đã nâng dự báo xác suất kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới từ 30% lên 48%. So sánh với dự báo suy thoái trong giai đoạn trước tại Mỹ như trước cuộc suy thoái 2007 – 2009, các nhà kinh tế đã dự báo xác suất suy thoái là 38%, trước cuộc suy thoái 2020 là 28%. Dựa trên các xu hướng lịch sử, kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái vào cuối năm nay
Tín hiệu báo động từ Credit Suisse: Credit Suisse là ngân hàng Thụy Sĩ, một trong những định chế tài chính hàng đầu thế giới. Thời gian gần đây, lo ngại về việc Credit Suisse sụp đổ đã xuất hiện khi phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của ngân hàng này tiếp tục tăng mạnh lên 360 điểm cơ bản. Cổ phiếu Credit Suisse đã giảm đến 60% từ đầu năm và đang giao dịch ở mức 3,6 USD/cổ phiếu, tương ứng với mức p/b chỉ 0,2 lần, mức thấp nhất trong lịch sử. Credit Suisse có kết quả kinh doanh khá bết bát khi đã thua lỗ trong 3 quý liên tiếp. Chi phí đi vay mà Credit Suisse phải chịu tăng mạnh vì liên tục bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.

Nhà đầu tư đang lo ngại sự sụp đổ của Credit Suisse giống như Lehman Brother vào năm 2008. Trước khi tuyên bố phá sản, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của Lehman Brother cũng đã tăng vọt giống với tính trạng của Credit Suisse hiện nay. Mặc dù vậy, một số giám đốc cấp cao tại Credit Suisse đã lên tiếng trấn an dư luận về tính hình vốn và thanh khoản tại ngân hàng này.

Rủi ro suy thoái

Hiện nay, tỷ lệ đòn bẩy (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) của Credit Suisse đang là 15,9 lần (kết thúc kỳ báo cáo tài chính 30.6), trong khi tỷ lệ này ở Lehman Brothers trước khi phá sản là 24,5 lần. Hệ số an toàn vốn của Credit Suisse đang ở mức 13,5%, cao hơn yêu cầu tối thiểu là 10,0%. Mặc dù là một định chế tài chính toàn cầu với quy mô rất lớn, thế nhưng qua những gì chúng ta đã chứng kiến trong lịch sử với trường hợp của Lehman Brothers, quan điểm “Too big too fall” (Quá lớn để sụp đổ) vẫn có thể có ngoại lệ. Trong trường hợp xấu nhất, nếu Credit Suisse nộp đơn xin phá sản, đây là một tin xấu với hệ thống tài chính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng cũng rất khó lường. So sánh với con số 600 tỷ USD tài sản Lehman Brothers nắm giữ trước khi sụp đổ, Credit Suisse đang quản lý một lượng tài sản lên đến 1.530 tỷ USD, gấp khoảng gần 3 lần. Do đó, sự sụp đổ của Credit Suisse có thể có mức lan tỏa lớn tới hệ thống tài chính toàn cầu

TÁC ĐỘNG
Đối với kinh tế toàn cầu: Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Kinh tế các quốc gia chịu rủi ro này phải mất đến vài năm để phục hồi và thị trường chứng khoán tăng trở lại. Việc lo ngại suy thoái và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên sàn cũng xấu đi đã dẫn đến các cuộc bán tháo trên sàn trong các giai đoạn trên.Trong lịch sử, kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái như khủng hoảng Dotcom năm 2000, suy thoái toàn cầu 2007 – 2008, chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500 thường sụt giảm mạnh với mức giảm có lúc lên đến hơn 80% và kéo dài trung bình khoảng 17 tháng

Kinh tế sụt giảm:

Hoạt động thương mại giảm: Khi các quốc gia rơi vào suy thoái, nhiều ngành kinh tế thu hẹp sản xuất, nhu cầu giảm thiểu do đó các hoạt động về xuất khẩu hay nhập khẩu cũng bị hạn chế.

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giảm: Khi kinh tế suy thoái, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm cả về cung lẫn cầu. Về phía cung, các chi phi lãi vay duy trì ở mức cao để có thể kiềm chế lạm phát đã dẫn đến rủi ro suy thoái. Việc này khiến doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào sản xuất khiến quy mô sản xuất sụt giảm. Nguồn cầu từ người tiêu dùng cuối cùng cũng giảm đáng kể do chi tiêu giảm đi

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: Kinh tế suy thoái, lao động không có việc làm khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuât. Giai đoạn suy thoái 2008 – 2009, tỷ lệ thấp nghiệp ở các quốc gia đạt đỉnh so với quá khứ. Tại Mỹ, đã có hơn 13 triệu người thất nghiệp tại Mỹ, gấn gấp đôi tỷ lệ trước khủng hoảng

Tác động tới Việt Nam

Hoạt động thương mại giảm: Việt Nam là kinh tế có độ mở cao khi hoạt động thương mại chiếm khoảng 200% GDP và đang ký kết Hiệp định thương mại tự do với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu. Đây là những quốc gia khả năng cao sẽ gặp rủi ro suy thoái. Về xuất khẩu, khi suy thoái xảy ra, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu khoảng 70% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu do đó khi xuất khẩu giảm thì nhập khẩu sẽ giảm
Giảm vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán: Dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán nguy cơ giảm khi suy thoái kinh tế xảy ra. Ví dụ như dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm sút và thu hẹp trong cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997. Cuộc khủng hoảng 1997 đã khiến 4/7 quỹ thành lập đầu tiên ở Việt Nam chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp hoạt quy mô. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 cũng khiến VN-Index giảm mạnh từ đỉnh 1.200 điển xuống xấp xỉ hơn 200 điểm
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Trần Minh Tùng Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

12 Yêu thích
7 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại