menu
Quy trình tìm hiểu một doanh nghiệp cho nhà đầu tư mới
Trần Thị Diễm Quỳnh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Quy trình tìm hiểu một doanh nghiệp cho nhà đầu tư mới

Quy trình tìm hiểu một doanh nghiệp cho nhà đầu tư mới

1. Vì sao phải tìm hiểu doanh nghiệp?

Quay trở lại với khái niệm “investor” (nhà đầu tư), “investor” có nguồn gốc từ “investire” (một từ latin) có nghĩa là “mặc áo quần”. Hành động chọn lựa và mặc áo quần chính là chúng ta phải hiểu rõ gu thẩm mỹ của bản thân, biết chúng ta thích chất liệu gì, thương hiệu nào, màu sắc ra sao,... Điều đó hoàn toàn tương tự với việc đầu tư, chúng ta phải hiểu rất rõ sản phẩm (ở đây chính là doanh nghiệp) mà chúng ta bỏ tiền vào.

Hiểu doanh nghiệp là tiền đề để chúng ta dự đoán tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, nắm bắt được khả năng tăng giá của cổ phiếu và thu được lợi ích trong tương lai.

2. Chúng ta cần phải hiểu gì về doanh nghiệp?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi nhất đến từ bản chất bên trong của doanh nghiệp: lợi nhuận và khả năng tăng trưởng. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào đó để đưa ra sự kỳ vọng tăng giá cho cổ phiếu.

Vậy những yếu tố có thể sinh ra lợi nhuận, duy trì sự tăng trưởng trong thời gian dài cho doanh nghiệp là gì? Đó có thể là:

- Hoạt động kinh doanh (Business Activities)

- Lĩnh vực hoạt động (Industry)

- Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance)

- Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantages)

* Hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiểu về hoạt động kinh doanh chính là nắm bắt được:

- Doanh nghiệp đang kiếm tiền từ đâu?

- Đầu vào của doanh nghiệp là gì?

- Quy trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

- Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Đầu ra của doanh nghiệp là ở đâu?

- Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp là gì?

- Dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?

* Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động hay còn gọi là ngành nghề hoạt động. Sự tăng trưởng của toàn ngành, nhìn chung sẽ là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiểu ngành nghề hoạt động chính là biết được:

- Ngành này có tiềm năng tăng trưởng không?

- Các rào cản của ngành là gì?

- Ngành có sức cạnh tranh cao không? Ngành có dễ bị thay thế không?

- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành như thế nào?

* Quản trị doanh nghiệp

Đây là một yếu tố quan trọng vì ban lãnh đạo chính là người chèo lái doanh nghiệp. Như những người thuyền trưởng, việc con tàu có vượt biển, tiến xa hay không phụ thuộc rất nhiều năng lực, tầm nhìn của họ. Việc doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay phát triển mạnh mẽ thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu. Hiểu về ban lãnh đạo chính là:

- Năng lực của người quản trị như thế nào?

- Ban lãnh đạo có phải là người nắm bắt tốt thời cơ hay không?

- Ban lãnh đạo có minh bạch trong công bố thông tin không?

- Ban lãnh đạo có hay mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp không?

- Ban lãnh đạo cân bằng được lợi ích của cổ đông hay không?

Ngoài ra tìm hiểu về cơ cấu cổ đông cũng sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về nội bộ của doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp có nhiều cổ đông lớn không?

- Doanh nghiệp có sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông với ban lãnh đạo không?

- Cổ đông nào đang chi phối doanh nghiệp?
* Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh chính là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội so với các đối thủ cùng ngành. Hiểu về lợi thế cạnh tranh chính là nắm được:

- Năng lực cạnh tranh đặc biệt của doanh nghiệp là gì?

- Sản phẩm của doanh nghiệp có gì đặc biệt?

- Sản phẩm của doanh nghiệp có lợi thế về giá cả hay giá thành không?

- Doanh nghiệp có khả năng tối thiểu hoá chi phí sản xuất không?

- Thị phần của doanh nghiệp có lớn không?

- Doanh nghiệp có khả năng độc quyền không?

- Doanh nghiệp có xây dựng được khách hàng trung thành không?

Kết luận: Như vậy, trước khi quyết định mua cổ phiếu, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng về những yếu tố liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và sự tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp. Những yếu tố này không cố định mà tùy thuộc vào cách đánh giá của mỗi người. Hiểu doanh nghiệp càng sâu thì chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trần Thị Diễm Quỳnh Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả