Quan điểm của tình báo Mỹ về "Hội chứng Havana": Liệu có phải chiến dịch toàn cầu?
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) không coi 'Hội chứng Havana' là một chiến dịch toàn cầu có chủ ý của bất kỳ quốc gia thù địch nào.
Theo các nguồn tin, CIA đã tìm ra những lời giải thích thuyết phục và hợp lý cho "hội chứng Havana" trong hàng trăm trường hợp.
Tuy nhiên, cơ quan này không loại trừ được giả thuyết có sự can thiệp của nước ngoài trong khoảng hai chục trường hợp kể từ năm 2016 và một nhóm sự cố khác chưa được xác định được nguyên nhân.
Các nguồn tin cho biết thêm, giả thuyết cho rằng, tình trạng sức khỏe của các nhà ngoại giao và gián điệp Mỹ là kết quả của các hành động của Nga hoặc bất kỳ quốc gia nào khác nhằm gây tổn hại hoặc thu thập thông tin, được coi là vô căn cứ.
Tuy nhiên, một số, bao gồm cả những người bị ảnh hưởng bởi "hội chứng Havana", bày tỏ thất vọng với đánh giá của CIA, gọi đây là đánh giá "nội bộ" mà không có sự phối hợp với các cơ quan khác.
Biểu hiện "hội chứng Havana" được phát hiện ở các nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba trong các năm 2016 và 2017, cũng như ở Trung Quốc trong năm 2018.
Các nhà ngoại giao được cho là đã tiếp xúc với các hiệu ứng âm thanh, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Đôi khi các phương tiện truyền thông Mỹ đưa ra cáo buộc rằng Nga tổ chức "các cuộc tấn công âm thanh" như vậy.
Bộ Ngoại giao Nga gọi tuyên bố đó là "là lời bóng gió kỳ lạ và hoàn toàn vô lý". Cũng theo các phương tiện truyền thông, những trường hợp bất ổn tương tự như "hội chứng Havana" đã được ghi nhận với các đại diện của Mỹ ở châu Phi, Tajikistan và Moscow.
Theo người đứng đầu CIA, tổng cộng có khoảng vài trăm nhà ngoại giao, sĩ quan tình báo và quân nhân Mỹ bị ảnh hưởng trong tất cả các vụ việc như vậy. Theo CNN, khoảng 100 người trong số đó là nhân viên CIA.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường