menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đinh Thị Ngân

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Doanh thu 9T.2021 đạt 6.238 tỷ đồng (-7,5% yoy, đạt 75% kế hoạch năm), sản lượng điện đạt 4.883 triệu kWh. BLNG đạt 29,4% so với cùng kỳ chỉ đạt 8,3% chủ yếu do giá điện thị trường cao hơn và giảm chi phí khấu hao từ Q4.2020.

KQKD 9T.2021

Doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn gấp 2 lần cùng kỳ chủ yếu do lãi tiền gửi. Chi phí tài chính giảm mạnh (-40% yoy) chủ yếu do giảm CP lãi vay.

Các chi phí khác biến động không nhiều. LNST đạt 396 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 40 tỷ đồng, vượt 24,6% kế hoạch năm).

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Nợ vay liên tục giảm mạnh giúp chi phí tiết kiệm chi phí tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh.

Nợ vay tại thời điểm cuối Q3.2021 chỉ còn 2.764 tỷ đồng, tương ứng với 28% của Tổng nguồn vốn. Và hệ số D/E chỉ còn 0,47 lần. Hoạt động kinh doanh khá đơn giản: đầu tư nhà máy một lần và chạy trong khoảng 25 – 30 năm. Khoảng 02 năm sẽ tiểu tu một lần, 03 năm trung tu và khoảng 05 năm sẽ đại thu máy một lần khiến cho nhu cầu CAPEX hàng năm sau khi nhà máy đi vào hoạt động thấp tương đối.

Như vậy, hoạt động kinh doanh chính là phát điện sẽ đem dòng tiền về chủ yếu là để trả nợ và chia cho các cổ đông, ít có nhu cầu sử dụng vốn lưu động hay đầu tư xây dựng tiếp.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Dự kiến đến năm 2022 – 2023, theo ước tính của chúng tôi, QTP sẽ có khả năng trả hết nợ vay (hàng năm trả nợ gốc khoảng 1.800 – 1.900 tỷ đồng)

Dòng tiền hoạt động kinh doanh đều đặn.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh đem về đều đặn khoảng hơn 2.000 tỷ đồng/năm đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi hàng năm. Sau năm 2023, khi nợ vay đã hết thì có thể tiết kiểm được khoảng hơn 200 tỷ đồng tiền lãi vay/năm so với hiện tại giúp tăng LNST cũng như khả năng trả cổ tức hàng năm. Chúng tôi đánh giá dòng tiền FCFE của công ty sẽ cải thiện rất mạnh từ năm 2023 trở đi.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Nguồn điện khu vực phía Bắc tăng trưởng thấp

Công suất đặt ở miền Bắc tăng trưởng rất chậm trong giai đoạn 2015 với CAGR đạt 3,8% do phát triển nhanh các dự án điện than từ 2014 trở về trước. Hiện tại công suất vẫn đủ đáp ứng cho phụ tải điện nhưng nếu không phát triển thêm các dự án mới sẽ xảy ra hiện tượng thiếu điện cục bộ từ 2022 trở đi.

Trong giai đoạn cao điểm mùa khô ở KV phía Bắc T6.2021, công suất đỉnh mới của miền Bắc là 18.700 MW trong khi đó công suất đặt chỉ đạt khoảng 25.000 MW. Trong đó, thủy điện chiếm tới hơn 50%, nếu thiếu hụt nước và hoạt động với công suất thấp khoảng 30% – 35% thì công suất của thủy điện sẽ đạt thấp khiến cho phải tăng cường huy động điện than và truyền tải điện từ miền Trung ra.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Miền Bắc thiếu hụt nước lớn trong mùa khô năm 2022 sẽ giúp tăng huy động từ các nhà máy điện than

Theo EVN, tới tháng 11, lượng nước tích trữ tại các thủy điện Sơn La, Hòa Bình chỉ đat khoảng 67% dung tích hữu ích, thiếu hụt khoảng 4,19 tỷ m3 . Hồ Hòa Bình thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường khoảng 10,38m. Khu vực miền Bắc nói chung đang thiếu hụt 20 – 30% so với trung bình nhiều năm. Mực nước các hồ lớn ngoài mục đích phát điện còn phải phục vụ cho hoạt động tưới tiêu trong mùa khô năm sau nên ngay từ Q4.2021 đã phải tăng cường tích nước để đủ phục vụ cho vụ Đông – Xuân. Chính vì vậy, nhiệt điện sẽ được tăng cường huy động từ Q4 đến hết mùa khô năm 2022.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Xác suất El Nino quay lại tăng lên

Hiện tại vẫn đang xảy ra La Nina và khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đang được hưởng lợi với lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm 20 – 30% và chứng kiến lượng nước tích trữ tại các hồ lớn như Hàm Thuận, Thác Mơ, Trị An cao hơn cùng kỳ 4 – 6m. Các hồ tại Tây Nguyên cũng đươc hưởng lợi từ xu hướng này. Tuy nhiên, thời tiết sẽ về pha trung tính và xác suất El Nino sẽ quay trở lại tăng lên gần 30% từ tháng 8.2022 trở đi.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Giãn thời gian khấu hao giúp tăng lợi nhuận trong thời gian tới

Kể từ năm 2020, QTP đã thay đổi chính sách khấu hao đối với lò hơi, turbine thuộc nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 và 2 từ 10 năm lên 15 năm. Qua đó giảm hơn 740 tỷ đồng khấu hao/năm, làm cho lợi nhuận tăng một khoản tương ứng. Thời gian khấu hao nhà máy sẽ kéo dài tới 2025 – 2026.

Cụ thể, trong 6T.2021, mặc dù doanh thu giảm mạnh -14,6% so với cùng kỳ nhưng LNG của QTP vẫn tăng trưởng mạnh với 438 tỷ đồng (+94,3% yoy).

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Dự kiến sẽ trả hết nợ vay từ năm 2023

Dự kiến trong vòng 2 năm tới sẽ trả hết nợ vay giúp tiết kiệm chi phí lãi vay và không chịu áp lực lỗ tỷ giá nếu đồng VND sụt giảm so với các loại ngoại tệ QTP đang vay. Hiện tại, cuối Q2.2021 dư nợ của QTP đang có tổng giá trị 2,785 tỷ đồng, tiến tới sẽ trả hết nợ vào cuối năm 2022. Theo đó tiết giảm chi phí lãi vay lên tới khoảng 365 tỷ so với năm 2020 và 180 tỷ đồng năm 2021 giúp tăng LNST thêm khoảng tương ứng sau khi trừ thuế. Dòng tiền hoạt động kinh doanh hơn 2.000 tỷ đồng/năm dự kiến sẽ là khoản dư ra hàng năm làm nguồn khá lớn cho việc trả cổ tức.

Năm 2020, QTP đã bắt đầu trả cổ tức với tỷ lệ 2% và năm nay lên tới 10%, khởi đầu cho các năm trả cổ tức đều đặn về sau. Chúng tôi ước tính, công ty có thể trả cổ tức tối thiểu 15%/năm từ năm 2023 trở đi khi không còn phải trả nợ vay.

Giá than trên thế giới tăng mạnh ít ảnh hưởng tới giá đầu vào

Giá than Australia đã đạt mức cao lịch sử với 236 USD/tấn vào tháng 9.2021 tức tăng gấp hơn 3 lần so với đầu năm do nhu cầu tăng mạnh của Trung Quốc và các nước Châu Âu khi kinh tế hồi phục và tồn kho khí rất thấp kết hợp với sản lượng gió thấp khiến cho thiếu hụt điện phải tăng sử dụng nhiệt điện than. Giá than cuối tháng 11 đã hạ nhiệt về mức 154 USD/tấn khi nguồn cung tăng trở lại.

QTP: Tăng cường huy động điện than miền bắc

Tuy nhiên, đối với QTP, do đã ký hợp đồng bao tiêu với TKV và Tổng công ty Đông Bắc. Giá than ổn định quanh mức 1,5 triệu đồng/tấn do dùng nhiều than nội địa, chi phí sản xuất không tăng nhiều khiến giá thành không tăng.

Ngoài ra, Chi phí NVL chính nếu có tăng cũng chuyển hết qua giá bán thông qua cơ chế giá theo hợp đồng. Giá NVL tăng sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến mức cạnh tranh giá trên thị trường bán điện cạnh tranh.

Theo ước tính của chúng tôi, giá than có thể tăng 10% - 15% trong năm 2022 khi nguồn hàng than trộn tồn kho cũ giá thấp đã hết và phải nhập với giá cao hơn. Tuy nhiên, giá than tăng cũng ít ảnh hưởng bởi giá bán điện trên thị trường điện cạnh tranh dự kiến năm sau cũng tăng mức tương ứng khi sản lượng thủy điện thấp và huy đông các nguồn điện khí, than tăng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả