menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

QTP: Hướng đi đúng đắn

QTP (CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh) là một trong số những DN có lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành, mặt hàng thiết yếu của người dân nên sản lượng tiêu thụ hàng năm rất bền vững. Dòng tiền tạo ra luôn ổn định, hiệu quả kinh doanh và vận hành ổn định. SFI đánh giá đây là 1 cơ hội đối với những NĐT nào muốn đầu tư vào ngành điện

I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập năm 2002 bởi EVN, Tổng công ty Than Việt Nam và Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh điện với tổng công suất 1.200 MW, sản lượng 7 tỷ kWh/năm. Đầu ra duy nhất của DN là bán điện cho Công ty mua bán điện EPTC ( EVN 100%). QTP cung cấp điện cho khu vực Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh- là những khu vực đang phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng và nền kinh tế

II. CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH NỬA ĐẦU NĂM

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 LNST của Nhiệt điện Quảng Ninh đạt 310,3 tỷ đồng tăng cao gấp 15 lần so với nửa đầu năm 2020 và đã hoàn thành được 97,6% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

QTP: Hướng đi đúng đắn

Cụ thể, riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 2.471,6 tỷ đồng tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí giá vốn hàng bán lại giảm 3,8% xuống còn 2.213,4 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt hơn 258 tỷ đồng, tăng cao gấp 4,3 lần so với quý 2/2020. Biên lợi nhuận cải thiện đáng kể lên mức 10,5% trong khi quý 2/2020 chỉ đạt 2,5%

QTP: Hướng đi đúng đắn

Chi phí tài chính giảm mạnh 44%: chi phí tài chính đạt 105 tỷ đồng, giảm mạnh 44% nhờ chi phí lãi vay giảm 66 tỷ đồng và không phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá, do tỷ giá USD/VND giảm trong kỳ.

Trong kỳ công ty tiếp tục trả thêm 953 tỷ đồng nợ vay: đưa tổng dư nợ vay giảm xuống còn 2.785 tỷ đồng, trong đó 1.890 tỷ đồng nợ bằng USD. Công ty sẽ tiếp tục cân đối dòng tiền và trả hết nợ vay đầu tư trong 2 năm tới

III. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

1. Động lực chung từ ngành điện

Những thông tin then chốt cho triển vọng 3 năm tới của QTP và Ngành phát điện

- Tốc độ Tăng trưởng Phụ tải điện thường gấp 1.5 lần GDP, do vậy tốc độ trung bình trong 3 năm tới ước tầm 10% mỗi năm, tương đương VN phải có thêm 5-7 nhà máy mới công suất như QTP (1200MW)

- Hiện nay các nhà cho vay vốn quốc tế chính đã không cho Điện Than vay vốn, Nhà máy xây mới phải theo tiêu chuẩn Công nghệ Siêu tới hạn trở lên nên rất đắt đỏ (gấp tầm 2 lần Chi phí xây mới QTP trở lên)

- Thủy điện, nguồn phát Điện giá rẻ hơn Điện than hầu như đã đạt công suất max, ko thể phát triển thêm (ko tính mấy ông lom dom vài chục MW) do vậy xu hướng Giá phát điện cạnh tranh sẽ tăng cao, rất thuận lợi cho các nhà máy đang chuẩn bị hết khấu hao như QTP
QTP: Hướng đi đúng đắn

2. Nhà máy hoạt động ổn định

Là đơn vị phát triển nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của miền bắc gồm Quảng Ninh- Hải Phòng- Bắc Giang- Hà Nội, nhu cầu điện năng luôn ở mức cao nên công ty luôn được EVN xếp vào danh sách các nhà máy chạy nền, đáp ứng nhu cầu phụ tải, huy động phát điện ở công suất và sản lượng cao

QTP: Hướng đi đúng đắn

Năm 2020 sản lượng đạt 6.387 triệu kwh, bằng 89% sản lượng thiết kế do ảnh hưởng chung của dịch Covid19. Năm 2021, EVN dự kiến huy động sản lượng 7.172 triệu kwh từ QTP, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù với tình hình vận hành thị trường điện có nhiều khó khăn cho nhiệt điện nhưng sản lượng của công ty vẫn đạt 3.660 triệu kwh hoành thành 51.2% kế hoạch năm.

Trong 6 tháng cuối năm, dự tính công ty sẽ hoành thành được 3.490 triệu kwh, đưa sản lượng cả năm lên mức 7.150 triệu kwh. Trong năm 2022, dự báo sản lượng điện của công ty sẽ đạt mức 7.200 triêu kwh, tăng 1% và duy trì trong các năm tiếp theo.

3. Nhu cầu điện tăng cao

Nhu cầu điện tăng mạnh 8.8% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng mạnh so với năm 2020

QTP: Hướng đi đúng đắn

EVN đưa ra 2 kịch bản giai đoạn 2021-2025 với tăng trưởng lần lượt là 8.6% và 9.4%: giai đoạn 2021 - 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao là 9,4%/năm. Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống đảm điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 – 2025

Tăng trưởng kép 8.6% giai đoạn 2020-2025 và 7.8% giai đoạn 2025-2030: Theo Quy hoạch điện VIII đang được xây dựng, dự kiến đến 2025 công suất nguồn và sản lượng điện lần lượt là 97.66 GW và 378.37Twh, đến 2030 là 136GW và 550.73 Twh, lần lượt tăng trưởng kép CAGR là 8.6% và 7.8% từng giai đoạn.

4. Cải thiện rõ rệt hiệu quả kinh doanh

Năm 2020, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đột biến với 1.375 tỷ đồng, nhờ hoạt động kinh doanh trong năm mang lại hiệu quả cao khi chi phí tài chính và chi phí khấu hao giảm (điều chỉnh chính sách khấu hao máy móc thiết bị từ 10 năm lên 15 năm, làm chi phí khấu hao giảm 750 tỷ đồng), cùng với đó là ghi nhận khoản lợi nhuận chênh lệch tỷ giá trong giá bán điện năm 2015 và 2018 là 568 tỷ đồng.
Nhà máy QN1 sau 10 năm hoạt động, MMTB đã được khấu hao gần hết và sẽ hết vào năm 2022, chi phí khấu hao MMTB năm 2022 sẽ chỉ còn khoảng 780 tỷ và đến năm 2023 là 530 tỷ, điều này làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên
QTP: Hướng đi đúng đắn
Chi phí tài chính cũng giảm đáng kể, năm 2020, chi phí tài chính giảm xuống còn 395 tỷ đồng, so với mức 857 tỷ đồng của năm 2018, điều này do chi phí phí lãi vay giảm khi Nợ vay giảm nhanh, cùng với đó là chi phí tỷ giá trong thời kỳ xây dựng đã được công ty phân bổ hết từ năm 2019.
Năm ngoái QTP bảo dưỡng lớn ở Tổ máy số 3, Chi phí là 144.5 tỷ (dự toán 194.4 tỷ), năm nay QTP cũng có KH bảo dưỡng lớn ở Tổ máy số 4, dự kiến bắt đầu từ tháng 8 nhưng đến Q2 đã trích lập 159.7 tỷ thì 2 Quý tới LN sẽ rất tốt vì không phải trích lập nữa, thậm chí hoàn nhập khi đã có quyết toán.
QTP: Hướng đi đúng đắn
Chi phí khác bằng tiền: Thông thường tổng chi phí khác bằng tiền này trong một năm cũng sẽ tương đối ổn định, Q2 tăng thì có thể hi vọng Q3 lại giảm, nghĩa là LN Q3 có thể tăng tương ứng
QTP: Hướng đi đúng đắn
Chi phí tài chính: Chúng ta thấy rằng ở Q2 năm ngoái QTP có khoản Lợi nhuận đánh giá tỷ giá chừng 60 tỷ, Q2 năm nay ko có. Điều này phản ánh hiệu quả KD của Q2/21 so với Q2/20 là rất đáng khích lệ (nó cho phép suy đoán LN Q3 so với cùng kỳ)
QTP: Hướng đi đúng đắn

4 . Có thể chuẩn bị chia cổ tức

Tổng tài sản giảm đều do khấu hao tài sản cố định hàng năm. Cơ cấu tài sản cân đối khi công ty kiếm soát tốt khoản Nợ phải thu, hàng tồn kho, trong khi nhà máy vận hành ổn định và khấu hao đều

QTP: Hướng đi đúng đắn

Bên nguồn vốn, Nợ vay giảm liên tục trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được gia tăng. Nợ phải trả đến 6.2021 là 3.920 tỷ đồng, chiếm 40% tổng nguồn vốn, trong đó vay nợ ngắn và dài hạn là 2.785 tỷ đồng, bằng 28% tổng nguốn vốn. Dự tính Nợ vay ngắn và dài hạn tiếp tục giảm thêm 1.300 tỷ đồng trong năm 2021.

QTP: Hướng đi đúng đắn

Dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo khả năng chi trả các khoản Nợ gốc hàng năm, trong khi hoạt động đầu tư chủ yếu là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làm gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Với khả nguồn lực tài chính tốt, chúng tôi dự báo công ty sẽ thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn từ năm 2020 trở đi. Team dự báo cổ tức 2020 trở đi sẽ được chi trả bằng tiền với mức từ 10%-15% mỗi năm

QTP: Hướng đi đúng đắn

IV. DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ

- Trong quý 3, khi bước vào mùa mưa, là mùa thấp điểm của các công ty nhiệt điện, từ đầu tháng 8, công ty đã thực hiện đại tu tổ máy 4, thời gian dự kiến 70 ngày. Sản lượng điện sản xuất dự kiến trong quý 3 đạt 1.500 triệu kwh.

Chúng tôi dự báo sản lượng điện cả năm sẽ đạt mức 7.150 triệu kwh, hoàn thành kế hoạch năm

Tổng doanh thu cả năm đạt mức 9.265 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, EPS đạt 1.584 đồng.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE, PB trung bình các doanh nghiệp nhiệt điện trên thị trường, giá trị cổ phiếu QTP xác định ở mức 20.500 đồng/cổ phần

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

QTP: Hướng đi đúng đắn

Hiện cổ phiếu cũng đang trong 1 chu kỳ tăng mạnh rồi thì hạn chế việc mua mới hoặc mua đuổi, phù hợp với ai đang nắm giữ thì hơn, cũng gần vùng định giá nên vùng này không còn rẻ nữa.

Xét trên phân tích kỹ thuật, kể FIBO thì kháng cự cũng sẽ là vùng 20-21, cho nên nếu nđt xác định lướt lát ngắn hạn có thể canh những nhịp tích lũy điều chỉnh ở 16-17 để vào cổ phiếu, giữ mốc quản trị -5% hàng về cutloss

Bài viết do SFI Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: Vũ Hải Đăng 0973.723.461; Hoàng Kim Anh: 096.696.9653 ! Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

20 Yêu thích
7 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại