QTP – Mô hình sản xuất đơn giản, sản lượng điện ở mức cao.
QTP – Mô hình sản xuất đơn giản, sản lượng điện ở mức cao.
I) Tổng quan doanh nghiệp
• Năm 2002: Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập
• Năm 2010: Nhà máy Quảng Ninh 1 công suất 600 MW bắt đầu đi vào hoạt động.
• Năm 2013: Nhà máy Quảng Ninh 2 đi vào hoạt động, nâng tổng công suất của công ty lên 1.20 MW.
• Năm 2017: Công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM với mã chứng khoán là QTP.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính:
Hoạt động kinh doanh chính của QTP là sản xuất và kinh doanh điện. Hiện tại QTP đang sở hữu và vận hành 2 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất đặt là 1.200 MW. Hàng năm, QTP sản xuất trung bình 7 tỷ kWh điện và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.
QTP sử dụng nhiên liệu đầu vào chính là than, được cung cấp bởi TKV và Tổng Công ty Đông Bắc. Loại than QTP sử dụng bao gồm than khai thác nội địa và than pha trộn giữa nội địa và nhập khẩu. Sản lượng điện đầu ra được bán toàn bộ cho EVN dưới hai dạng là sản lượng điện theo hợp đồng (Qc) và sản lượng phát trên thị trường điện cạnh tranh (Qm).
Chuỗi giá trị sản xuất của QTP
II) Kết quả kinh doanh quý 1/2022
QTP lại có tình hình sản xuất kinh doanh rất tích cực trong Q1/2022. Doanh thu Q1/2022 của QTP tăng 45% yoy, lợi nhuận gộp và LNST của QTP cũng tăng trưởng lần lượt 130% yoy và 195% yoy. QTP đạt kết quả ấn tượng trong quý 1 nhờ sản lượng điện tăng trưởng mạnh và nhờ hưởng lợi từ giá bán cao trên thị trường điện cạnh tranh.
Trong quý 1, sản lượng điện thương phẩm của QTP tăng trưởng tới 39,5% so với cùng kỳ. Trong khi ngành điện đang gặp khó vì việc thiếu than, QTP gần như không gặp nhiều vấn đề về nguồn nhiên liệu này và vẫn đạt được mức tăng trưởng sản lượng rất cao. Một phần nguyên nhân đến từ việc nhà máy của QTP nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ninh và có vị trí rất gần các mỏ than.
Năm 2022, QTP không còn bị giảm giá hợp đồng như trong năm 2021. Thành phần giá cố định trong giá bán hợp đồng của QTP sẽ được duy trì từ năm 2021 cho đến hết vòng đời dự án. Ngoài ra, trong Q1/2022 QTP còn được hưởng lợi rất nhiều từ việc giá thị trường điện tăng cao. Giá thị trường điện trung bình trong tháng 2 và tháng 3 thậm chí cao hơn so với giá hợp đồng của QTP. Trong khi đó, do sử dụng than nội địa nên chi phí sản xuất của QTP gần như không thay đổi nhiều, do đó QTP có thêm được một khoản lợi nhuận khá lớn từ phần sản lượng điện thanh toán theo giá thị trường.
III) Điểm nhấn đầu tư
1) EVN duy trì huy động sản lượng điện ở mức cao – Nhà máy hoạt động ổn định.
Là đơn vị phát triển nằm trong tứ giác phát triển kinh tế năng động của miền bắc gồm Quảng Ninh- Hải Phòng- Bắc Giang- Hà Nội, nhu cầu điện năng luôn ở mức cao nên công ty luôn được EVN xếp vào danh sách các nhà máy chạy nền, đáp ứng nhu cầu phụ tải, huy động phát điện ở công suất và sản lượng cao.
QTP hoàn toàn có thể đạt hoặc vượt mức sản lượng kế hoạch miễn là nguồn cung than vẫn được đảm bảo. Giá khí và giá than nhập khẩu hiện vẫn đang neo ở mức cao, do đó các nhà máy sử dụng than nội địa như QTP vẫn đang có lợi thế cạnh tranh khá tốt trong nhóm nhiệt điện.
Với kế hoạch sản lượng điện sản xuất trong năm 2022 được EVN giao là 7,644 triệu kwh, dự báo sản lượng điện của công ty sẽ đạt mức 7,600 tỷ kwh, tăng 3.5% so với sản lượng của năm 2021.
2) Chi phí sản xuất và tài chính giảm góp phần tăng hiệu quả kinh doanh
Nhà máy QN1 sau 10 năm hoạt động, máy móc thiết bị đã được khấu hao gần hết và sẽ hết vào năm 2022, chi phí khấu hao máy móc thiết bị năm 2022 sẽ chỉ còn khoảng 700 tỷ và đến năm 2023 là 440 tỷ, điều này làm cho hiệu quả hoạt động tăng lên.
Nợ vay của QTP dự kiến sẽ được trả hết vào năm 2024. Khoản vay nợ đến hạn thanh toán cũng bắt đầu giảm mạnh năm 2022 giúp QTP có thêm dòng tiền để tập trung cho việc chi trả cổ tức.
QTP cũng đặt kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022 với mức cổ tức tiền mặt là 10%. Tuy nhiên mức cổ tức trên được đặt ra kèm theo kế hoạch lợi nhuận khá thận trọng của công ty. Với triển vọng lợi nhuận năm 2022 tốt và dòng tiền khá lớn, mức cổ tức thực tế sẽ cao hơn con số này.
3) Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022
Với kết quả kinh doanh Q1/2022 tăng trưởng mạnh và những triển vọng tích cực năm 2022 như đã phân tích ở trên, QTP có thể hoàn thành được kế hoạch sản lượng và doanh thu. Ngoài ra, QTP thường xuyên đặt kế hoạch lợi nhuận thấp và lợi nhuận thực tế của công ty năm 2022 hoàn toàn có thể vượt kế hoạch đề ra.
Dự báo Doanh thu và Lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9,726 tỷ đồng và 833 tỷ đồng, tăng 14% và 35% so với 2021. Thu nhập mỗi cổ phần đạt trên 1,760 đồng.
4) Rủi ro đầu tư
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE, PB trung bình các doanh nghiệp nhiệt điện trên thị trường, giá trị cổ phiếu QTP xác định ở mức 21,100 đồng/cổ phần.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận