PV Drilling: Lợi nhuận năm 2019 giảm nhẹ, cổ phiếu rung lắc dữ dội trước 'cơn địa chấn' Corona
Kết thúc năm 2019, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) đạt doanh thu thuần hơn 4,369 tỷ đồng, giảm 21% so với trước và vượt 13% kế hoạch. Nhờ thu hẹp giá vốn 23%, Công ty này mang về gần 449 tỷ đồng lãi gộp, tăng 13%.
Chi phí tài chính năm 2019 ghi nhận hơn 241 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% so với năm trước. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gia tăng 35% và 39%, lần lượt thể hiện gần 17 tỷ đồng và 397 tỷ đồng.
Kết quả, PVD lãi ròng năm 2019 hơn 189 tỷ đồng, đi lùi 4% so với năm 2018.
Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 của PVD. Đvt: Tỷ đồng
Riêng trong quý 4/2019, giá vốn gia tăng 14% khiến PVD chỉ thu được gần 145 tỷ đồng lãi gộp, giảm hơn phân nửa cùng kỳ.
Doanh thu tài chính cũng đi lùi hơn 50% về còn gần 46 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại gia tăng đến 392% lên 110 tỷ đồng. Công ty còn ghi nhận sự đi lùi khoản mục lợi nhuận khác 59%, thể hiện hơn 59 tỷ đồng.
Sau cùng, PVD có lãi ròng hơn 140 tỷ đồng, giảm 64% so với quý 4/2018. Phía Công ty cho biết kết quả đi lùi này do thay đổi thời gian khấu hao của giàn khoan biển PV Drilling II, PV Drilling III và PVD Drilling VI của cả năm 2018 được ghi nhận trong quý 4/2018.
Giàn khoan được khấu hao theo số giờ hoạt động, tương đương thời gian hữu dụng
PVD cũng ghi nhận hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi giảm so cùng kỳ. Bên cạnh, khoản hoàn nhập quỹ khoa học công nghệ trong quý 4 năm nay thể hiện con số thấp hơn quý 4/2018.
Mặt tích cực, PVD cho biết hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng tự nâng có cải thiện (đạt 95% trong quý 4/2019 so với 90% trong quý 4/2018), đơn giá cho thuê giàn khoan gia tăng 6% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 31/12/2019, đơn vị này có tổng tài sản gần 20,877 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 5,716 tỷ đồng, tài sản dài hạn chiếm hơn 15,160 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn đang thể hiện gần 1,934 tỷ đồng, tăng 20% so với hồi đầu năm. Trong đó, phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm 1,600 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn khác chiếm gần 457 tỷ đồng.
Công ty thực hiện trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (nợ xấu) hơn 201 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), với số tiền gần 151 tỷ đồng.
Đáng chú ý trên sàn HOSE, cổ phiếu PVD bất ngờ sụt giảm đáng kể về mức giá 13,350 đồng (chốt phiên 06/02/2019). Tính ra cổ phiếu này đã giảm 9.5% chỉ sau 6 phiên đầu năm Canh Tý 2020. Diễn biến này được các chuyên gia đánh giá do ảnh hưởng bởi tác động của dịch cúm viêm phổi virus Corona.
Trong báo cáo "Đánh giá tác động của Virus Corona tới các nhóm ngành" (phát hành ngày 03/02/2020), SSI Research cho rằng giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu dầu mỏ sẽ yếu đi tại Trung Quốc, nơi mà dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, đơn vị này cũng loại PVD khỏi nhóm cổ phiếu ưu thích.
Đến ngày giao dịch thứ Hai (03/02/2020), giá dầu đóng cửa ở mức thấp nhất trong một năm và đánh dấu sự xâm nhập vào thị trường "con gấu".
Diễn biến giá cổ phiếu PVD từ đầu năm 2019 đến phiên 06/02/2020
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận