menu
"Phông bạt"," fake bill" tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?
copy link
Nguyễn Văn Hoàng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Phông bạt"," fake bill" tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?

Dư luận bức xúc trước chiêu trò photoshop, "fake bill" tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt của một số người, trong đó có những người nổi tiếng

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai hơn 14.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Việc làm này được dư luận hoan nghênh vì sự công khai, minh bạch, giúp ai cũng có thể theo dõi được toàn bộ số tiền ủng hộ trong thời gian qua.

"Phông bạt"," fake bill" tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?

Một trường hợp chỉnh sửa giao dịch bị phát hiện đã phải xin lỗi

Đồng thời, cộng đồng mạng cũng phát hiện ra không ít người chỉnh sửa, đăng ảnh khoe ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão và lũ lụt hàng chục, hàng trăm triệu đồng để đánh bóng tên tuổi, nhưng con số thực tế nhỏ hơn rất nhiều.

Đặc biệt, có cá nhân còn có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Một trường hợp đấu giá thu về 10 triệu đồng ủng hộ lũ lụt, thực tế chỉ chuyển 100.000 đồng. Sau khi bị phát hiện, người này đã lên tiếng xin lỗi và chuyển khoản đủ 10 triệu đồng.

Luật sư Trịnh Đức Tiến, Văn phòng luật sư Phúc Thọ (TP Hà Nội), khẳng định việc từ thiện là tùy tâm, ai có nhiều ủng hộ nhiều, ai có ít ủng hộ ít, không ai chê trách từ thiện nhiều hay ít, miễn là từ tâm. Việc photoshop biên lai chuyển tiền gấp nhiều lần số tiền thật không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

"Phông bạt"," fake bill" tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?

TikToker P.V.A. bị cộng động mạng phát hiện chỉ chuyển khoản 1 triệu nhưng photoshop chụp màn hình con số cao hơn nhiều

Trường hợp việc chỉnh sửa hóa đơn tiền ủng hộ, đăng lên mạng để đánh bóng tên tuổi cá nhân, không làm tổn hại ai thì không bị xử phạt, tuy nhiên sẽ bị xã hội lên án, bản thân người này sẽ chịu sự phát xét của xã hội.

Tuy nhiên, nếu trường hợp người nào đó thực hiện yêu cầu của người khác chuyển tiền để thực hiện cứu trợ mà giả mạo hóa đơn, ví dụ chuyển khoản 50.000.000 đồng, thực tế chỉ chuyển có 50.000 đồng để trục lợi tiền của người khác, thì đó là hành vi tham ô, sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 353 của Bộ Luật hình sự. Theo đó mức án tù có thể từ 2-7 năm khi chiếm đoạt từ 2 triệu đến 100 triệu.

Trường hợp cá nhân A đưa cho cá nhân B 10 triệu đồng để góp cùng người B chuyển tiền từ thiện, nhưng người B chỉ chuyển vài trăm ngàn đồng, trong khi vẫn nhận 10 triệu đồng của người A thì người B đó bị xếp vào hành vi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị khung hình cải tạo không giam giữ là 3 năm, phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ