menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Phú Cường Pro

Phiên đàm phán lần thứ 8 giữa ASEAN và Trung Quốc nâng cấp hiệp định ACFTA

Phiên đàm phán lần này diễn ra từ ngày 5 – 9/8 tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của hơn 180 đại biểu từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.

Phát biểu khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) diễn ra vào ngày 6/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định ACFTA đối với sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời nêu bật sự cần thiết của việc nâng cấp Hiệp định ACFTA theo chỉ đạo của Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc, góp phần cải thiện các cam kết và đem lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Thứ trưởng cũng bày tỏ ghi nhận và biểu dương nỗ lực của đoàn đàm phán các nước ASEAN và Trung Quốc khi đã kết thúc đàm phán 4 chương và hoàn thành khoảng 70% tiến độ công việc sau 7 phiên đàm phán, kể từ tháng 11/2022. Tại Phiên đàm phán lần thứ 8, Thứ trưởng đề nghị các đoàn tiếp tục tích cực trao đổi, giải quyết các vấn đề tồn đọng để hướng tới mục tiêu kết thúc đáng kể đàm phán vào tháng 9/2024, hoàn thành một trong những sáng kiến ưu tiên kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024.

Đồng Chủ tọa Ủy ban đàm phán, các Trưởng đoàn đàm phán ASEAN và Trung Quốc đánh giá cao công tác tổ chức của phía Việt Nam và cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng để đạt được kết quả tốt nhất tại Phiên đàm phán lần thứ 8, góp phần hoàn thành mục tiêu kết thúc cơ bản đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA như đã đề ra.

Thương mai giữa ASEAN và Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc.

Kể từ khi hiệp định ACFTA có hiệu lực từ 2005, kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần, đạt giá trị 722 tỷ USD vào năm 2022 và 702 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, đến năm 2020 ASEAN chính thức vượt mặt EU để trở thành đối tác thương mại lơn nhất của Trung Quốc và vẫn tiếp tục duy trì cho đến nay. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư vào khu vực ASEAN, với tổng vốn đầu tư FDI đạt 15,3 tỷ USD vào năm 2022, tương đương 6,9% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN.

Nâng cấp mối quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc.

Vào tháng 11/2022, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã tuyên bố khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA, góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế ASEAN-Trung Quốc.

Trước những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực thương mại hàng hoá và đầu tư. Việc nâng cấp hiệp định sẽ hướng tới các lĩnh vực như kết nối chuỗi cung ứng, kinh tế xanh, kinh tế số.

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận, năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng thêm 3,7 tỷ USD). Trước bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu ảm đạm vào năm 2023, việc tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc có thể coi là một điểm sáng.

Trong các hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo Trung Quốc sẽ ưu tiên hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động này hơn. Đây có thể là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường tỷ dân này. Bên cạnh đó, các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tổ chức thêm nhiều đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Vào tháng 3 năm nay, đoàn của lãnh đạo tỉnh Sơn Đông với sự tham gia của 50 doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã sang Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Trong bối cảnh chi phí vận tải biển liên tục tăng cao như hiện nay, Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chọn nguồn cung nhập khẩu tại các cửa khẩu thay cho việc nhập khẩu từ châu Âu. Các sản phẩm doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm nhiều thời gian qua là thực phẩm, bánh kẹo các loại, đồ uống, nước ép đóng chai... Ngoài ra, dự báo Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu các loại nông sản nhiệt đới, trong đó có các sản phẩm nông sản trái cây chất lượng của Việt Nam.

Một trong những thành công có thể kể đến của việc xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đó là việc xuất khẩu sản phẩm sầu riêng, Năm 2023, riêng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt tới 2,3 tỷ USD. Điều đáng nói là Việt Nam mới được mở cửa thị trường xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc từ tháng 7/2022. Với thành công từ việc xuất khẩu sầu riêng, thì các loại trái cây khác có thế mạnh của Việt Nam có thể đạt được kết quả tốt hơn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Cùng chung quan điểm, ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: năm 2024, Trung Quốc, Đông Bắc Á, Hoa Kỳ, EU là 4 thị trường lớn của các mặt hàng nông sản Việt Nam, theo đó, ngành nông nghiệp sẽ tập trung triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường này.

Thời gian qua các hoạt động đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu, bổ sung doanh nghiệp và sản phẩm được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được tích cực triển khai. Năm 2023, đã bổ sung 38 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc, 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU, 45 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm sống, cua xuất khẩu vào Trung Quốc, 1 cơ sở vào Hoa Kỳ, 2 cơ sở vào Liên bang Nga; đã cấp 6.997 mã số vùng trồng, 1.613 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường; bổ sung sản phẩm xuất khẩu (dưa hấu sang Trung Quốc; dừa tươi sang Hoa Kỳ,…); đặc biệt một số mặt hàng nông sản lần đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ, Trung Quốc (sầu riêng, tổ yến, bưởi Diễn...).

Theo Cục Chất lượng, chế biến và phát triển, với thị trường Trung Quốc, năm 2024 sẽ tiếp tục tập trung rà soát các vấn đề về mở cửa thị trường xuất khẩu, kế hoạch mở cửa thị trường cho các sản phẩm tiềm năng và tiến độ phát triển thị trường cho các sản phẩm đã được mở cửa thời gian qua; vấn đề xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới; tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.

Bùng nổ số lượng doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trườn Trung Quốc.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

Sau 2 năm triển khai Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Quy định 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Quy định 249) của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam đều quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường này.

Trong số hơn 3.000 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã có 1 nghìn 443 mã số do doanh nghiệp tự đăng ký. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được đăng ký nhiều nhất là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

Cơ hội và thách thức đối với hàng hoá Việt Nam.

Hiệp định ACFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do có tỉ lệ tận dụng tốt của Việt Nam, góp phần nâng cao tỉ trọng xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc được ký kết vào năm 2005.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều lên tới 171,9 tỷ USD.

Tuy nhiên để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục cải tiến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm vì thị trường tiềm năng này hiện nay cũng đã dần trở nên khó tính hơn, các hàng hoá khi nhập khẩu vào Trung Quốc phải đáp ứng đủ các yêu cầu mà thị trường này đền ra.

Việc nâng cao chất lượng hàng hoá không chỉ là yếu tố cần thiết đối với các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm từ các quốc gia ký kết ACFTA cũng sẽ dễ dàng hơn khi vào thị trường Việt Nam, hàng rào thuế quan khi này không còn là lá chắn mạnh để bảo vệ cho các sản phẩm nội địa khi cạnh tranh về giá.

Phiên đàm phán lần thứ 8 giữa ASEAN và Trung Quốc nâng cấp hiệp định ACFTA
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Phú Cường Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,252.23

+28.67 (+2.34%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả