Phiên bùng nổ theo đà nên nhìn ở tư duy rộng
Bùng nổ theo đà (Follow Through Day - FTD) bản chất là ngày xác nhận thay đổi trạng thái của thị trường thoát đáy đi lên. Như cái ngày mà con gà phá vỡ vỏ trứng để thoát ra ngoài; Như cái ngày bạn tỏ tình và người yêu đồng ý; Như cái ngày mà bạn nhận được đồng lương đầu tiên do chính mình làm ra vậy. Đó là cái ngày cảm giác lâng lâng, rất phấn khích.
Hệ quả của nó là biểu hiện thành một phiên tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn, và để xác nhận đáy tin cậy thì thị trường cần tích lũy từ 1 đến 2 tuần trước khi có ngày bùng nợ theo đà (FTD).
Nhưng NĐT lại thường nhìn vào biểu hiện/hệ quả để xác định thời điểm thị trường chuyển trạng thái. Dẫn đến hệ quả là thường bị trễ, và dễ đánh giá sai ngày FTD và thống kê có đến 1/3 ngày FTD là thất bại, chưa kể sau ngày FTD thì thị trường dập lên dập xuống, nếu không hiểu bản chất liệu có giữ được hàng?
Ngày FTD bản chất là ngày chuyển đổi trạng thái của thị trường, nếu bạn thấy ngày đó mà thị trường đã xác nhận thay đổi trạng thái thì đó chính là ngày FTD. Vậy ngày đó thường xảy ra khi nào?
Ngày chuyển đổi trạng thái thị trường thường là có có sự thay đổi về vĩ mô, và ngày đó thường là ngày thị trường bắt đầu thay đổi suy nghĩ.
Ví dụ ngày sáng 19/4 SBV bán USD giao ngay (Sell USD spot) chặn đà tăng của tỷ giá, lúc đó những NĐT thông minh nhất dần nhận ra có sự thay đổi về vĩ mô, nhưng số lượng đó vẫn còn ít ỏi. Đến phiên sau (22/4) nhiều NĐT bắt đầu nhận ra có sự thay đổi trong vĩ mô và biểu hiện của nó là một phiên tăng. Trong phân tích kỹ thuật đó là 2 phiên đó kết hợp với nhau xác nhận sự đảo chiều của thị trường. Sau đó số lượng NĐT nhận ra nhiều hơn tạo nên phiên tăng mạnh 24/4, nhiều NĐT sẽ gọi đó là ngày FTD.
Ngày 2/5 là ngày thông báo FED giảm quá trình thắt chặt định lượng (QT) mà với chứng khoán thì nó giống như nới lỏng vậy. Truyền thông không nhắc nhiều đến việc QT, mà chỉ tập trung vào việc FED không giảm lãi suất, nhưng NĐT thông minh họ bắt đầu có sự thay đổi trong chính sách của FED, nhưng số lượng NĐT nhận ra sự thay đổi không nhiều, thị trường tăng tăng nhẹ. Sau đó số lượng NĐT nhận ra sự thay đổi lớn hơn dẫn đến việc tạo một phiên tăng mạnh của thị trường ngày 6/5 và khi đó thị trường trường tiếp tục gọi là ngày FTD.
Các bạn đừng bó hẹp ngày FTD phải là ngày có phiên tăng mạnh kèm theo khối lượng, mà nên nhìn rộng ra đó là thời điểm mà thị trường chuyển đổi trạng thái để không bị trễ và không bị đánh giá sai bản chất. Nhưng để nhìn ra sớm ngày chuyển đổi trạng thái thị trường thì lại cần phải có kỹ năng phân tích về vĩ mô và cách thị trường phản ứng với vĩ mô, và chắc chắn nó không dễ rồi.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường