“Phập phồng” theo giá vàng
Giá vàng trong nước thường diễn biến theo giá vàng thế giới, tuy nhiên, thời gian gần đây dường như tăng giảm không theo quy luật nào.
Từ cuối tháng 9, giá vàng thế giới bắt đầu tăng và vượt mốc 1,800 USD/oz vào ngày 17/11/2021. Nhưng sau đó, giá vàng thế giới lao dốc mạnh, đến phiên 23/11 chỉ còn 1,788.06 USD/oz. Nếu so với mốc 1,950 USD/oz của đầu năm (04/01), giá vàng thế giới đã giảm 8.3% và mất hơn 4% chỉ sau 1 tuần.
Lo ngại về biến thể mới ở Nam Phi và hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ bị hạn chế khi Chính phủ các nước có thể thực hiện biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của virus chủng mới đã ngay lập tức tác động lên thị trường vàng.
Các nhà kinh tế lo ngại bất kỳ biện pháp hạn chế nào được đưa ra tại thời điểm này cũng sẽ gây thêm áp lực và sự gián đoạn lên nguồn cung hiện tại, dẫn đến nguy cơ lạm phát và đình trệ sẽ ngày càng tăng.
Thông tin về biến thể mới đã khiến giá vàng tăng vượt ngưỡng 1,800 USD/oz ở một vài phiên cuối tuần, nhưng giá vàng vẫn tiếp tục tuột dốc, xuống dưới ngưỡng tâm lý 1,800 USD/oz khiến nhiều nhà đầu tư còn e dè. Trong phiên giao dịch sáng 29/11, thị trường vàng thế giới đã có lúc tụt xuống mức 1,784 USD/oz trước khi lấy lại mốc 1,788.9 USD/oz.
Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu năm đến 29/11
Trong giai đoạn giá vàng thế giới giảm mạnh thì giá vàng trong nước vẫn giữ xu hướng tăng, khiến chênh lệch giữa 2 thị trường đạt mức cao.
Từng đạt mốc 60 triệu đồng/lượng vào tháng 8/2020, sau đó giá vàng trong nước lao dốc về mức 55-57 triệu đồng/lượng suốt khoảng thời gian dài, gần như cả năm 2021 và chỉ mới tăng vọt trở lại trong khoảng tuần thứ 2 của tháng 11.
1 lượng vàng lỗ bao nhiêu nếu đầu cơ ngay đỉnh?
Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng trong nước tăng liên tục và lập đỉnh mới 61-61.77 triệu đồng/lượng cho chiều mua vào-bán ra vào ngày 19/11 nhưng ngay sau đó 1 ngày giá vàng mất mốc 60 triệu đồng/lượng. Và chỉ còn 59.4-60.12 triệu đồng/lượng ở chiều mua/bán vào ngày 23/11 và đã tăng trở lại 60-60.87 triệu đồng/lượng vào ngày 29/11.
Làm một phép toán đơn giản, nếu mua 1 lượng vàng vào thời điểm cuối năm 2019, khi giá vàng miếng SJC ở mức 42.5 triệu đồng/lượng. Thì đến tháng 8/2020, khi giá vàng chạm ngưỡng 62 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư có thể lời 19.5 triệu đồng/lượng.
Nhưng sau đó, khi giá vàng tuột về mốc 54 triệu đồng/lượng vào tháng 4/2021, nếu nhà đầu tư mua ngay đỉnh tháng 8/2020 đã lỗ 8 triệu đồng/lượng.
Điều tương tự xảy ra, giá vàng lập đỉnh 61.77 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra vào ngày 19/11/2021, nếu nhà đầu tư mua 1 lượng vàng ở tầm giá này, thì chỉ 6 ngày sau đã lỗ 2.37 triệu đồng/lượng với giá mua vào 59.4 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước đang có những diễn biến hết sức khó lường và hầu hết các chuyên gia đều cho rằng không có điều gì là chắc chắn cho xu hướng tăng hiện tại của giá vàng.
Không có điều gì là chắc chắn cho xu hướng của giá vàng
Trong bối cảnh hiện tại, các NHTW có xu hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ hay đúng hơn là bình thường hóa dần chính sách tiền tệ. Về mặt lý thuyết, giá vàng đáng lẽ ra phải có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, áp lực lạm phát mạnh hiện nay lại là yếu tố đẩy giá vàng đi lên. Hai yếu tố này xung đột với nhau dẫn đến trạng thái thị trường mang tính đầu cơ rất cao khi giá vàng biến động mạnh.
“Đó là lý do vì sao có những lúc nhà đầu tư lại lo ngại yếu tố lạm phát đẩy giá vàng tăng lên, có lúc lại lo ngại chính sách tiền tệ mới của các NHTW co hẹp thì giá vàng lại giảm xuống”, ông Tuấn nói thêm.
Do đó, bối cảnh hiện tại không có nhiều yếu tố có thể dự đoán trước giá vàng và mang tính chắc chắn nào cả.
Những biến động này mang yếu tố ngắn hạn, chưa có yếu tố rõ ràng để hỗ trợ xu hướng tăng điểm bền vững của giá vàng, vẫn phải chờ một thời gian.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận