Phân tích diễn biến giá đồng tuần qua: Giá đồng vật chất và trên các hợp đồng LME 3 - Month đã có biến động mạnh.
Trong ngắn hạn, các yếu tố cơ bản cho việc tăng giá đồng hiện vẫn rất mạnh do lượng đồng tồn kho đang ở mức thấp kỷ luật và nhu cầu sử dụng vẫn gia tăng. Trong tuần vừa qua, mặc dù giá đồng đã giảm mạnh trong phiên thứ 6, giá đã có phần phục hồi và chỉ giảm về mức mở đầu của tuần.
Trong đầu tuần qua, các thông tin lạc quan về chỉ số PMI sản xuất ở khu vực EU và Mỹ đã góp phần đẩy mạnh giá đồng trên các sàn LME và COMEX lên mức cao kỷ lục trong tháng. Chỉ số Flash PMI sản xuất cho tháng 11 ở Mỹ tăng lên mức 59.1, cao hơn mức 58.4 ở tháng 10. Theo đó, các nhà sản xuất ghi nhận gia tăng mạnh mẽ hơn trong các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, họ cũng ghi nhận mức lạm phát tiếp tục tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Điều này, cùng với quan điểm từ một số quan chức Fed về việc cần phải tăng lãi suất sớm hơn và tiếp tục giảm thêm mức mua lại tài sản đã góp phần tạo sức ép lên giá đồng. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất chuẩn ba lần vào năm 2022 trong mức 25 điểm cơ bản (bps) mỗi lần, mặc dù mức dự đoán chính thức hiện tại là không quá một lần tăng trong năm tới. Ngoài ra, trong hôm thứ 6, tin tức về biến thể Omicron mới từ Nam Phi được ghi nhận ở Hong Kong và Bỉ đã tạo ra một làn sóng giảm giá đồng loạt trên thị trường.
Trong ngắn hạn, các yếu tố cơ bản cho việc tăng giá đồng hiện vẫn rất mạnh do lượng đồng tồn kho đang ở mức thấp kỷ luật và nhu cầu sử dụng vẫn gia tăng. Trong tuần vừa qua, mặc dù giá đồng đã giảm mạnh trong phiên thứ 6, giá đã có phần phục hồi và chỉ giảm về mức mở đầu của tuần.
Về vĩ mô trung hạn, các tin tức về khả năng chậm lại của phát triển GDP Trung Quốc trong Quý IV về mức 4.0% so với mức 4.6% trong quý III sẽ góp phần tác động xấu đến giá thị trường. Tuy nhiên, trong dài hạn hơn, được biết, Trung Quốc đang lên kế hoạch đẩy mạnh phát triển hạ tầng 5G, các cơ sở dữ liệu, và hệ thống tiện ích hỗ trợ cho ngành xe năng lượng điện. Điều này sẽ tiếp tục tạo nhu cầu mạnh cho đồng trong bối cảnh nguồn cung thế giới vẫn bị hạn chế. Trong thời gian ngắn hạn, sẽ có những áp lực mạnh lên việc giảm giá đồng. Các lo ngại về việc thiếu hụt đồng ở thị trường Trung Quốc cũng đã được giải tỏa do các đơn hàng mới cập cảng và được giải phóng từ các kho hải quan. Việc giá đồng nội địa tăng cao đã khiến các công ty chế biến hạ nguồn ở một số nơi đã phải giảm hoặc tạm ngừng sản xuất. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 89% dự báo tiêu thụ đồng của nước này trong giai đoạn 2021, so với mức trung bình từ 80%-85%. Có thể thấy, mức mua này đã rất cao và có thể trong tháng tới, tốc độ mua từ Trung Quốc sẽ giảm.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Website: https://saigonfutures.com/
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận