Phải chăng, sự "nam tính" cuối cùng của nước Pháp đã ở lại Điện Biên Phủ?
Hay kịch bản thực sự đằng sau màn khai mạc gây tranh luận của Olympic 2024.
Sau lễ khai mạc, giám đốc nghệ thuật của buổi lễ, Thomas Jolly, phát biểu tại cuộc họp báo rằng: "Ở Pháp, chúng tôi là nước cộng hòa, chúng tôi có quyền yêu bất cứ ai chúng tôi muốn, chúng tôi có quyền không tôn thờ, chúng tôi có rất nhiều quyền ở Pháp, và đây là điều tôi muốn truyền đạt."
Sau đó dưới sức ép, vị đạo diễn phải miễn cưỡng giải thích thêm về nội dung của màn hoạt cảnh khai mạc Olympus 2024 là nhằm tri ân ẩm thực Pháp cũng như tinh thần tham dự của sự kiện thể thao này.
Tất cả đều không sai, cũng như sử dụng hình ảnh của thần Dionysus là vị thần Hy Lạp của rượu nho trong màn mở đầu như biểu tượng vui vẻ của lễ hội và sự liên tưởng đến lịch sử lâu đời của thế vận hội.
Song, đó chỉ là một nửa sự thật. Để thực hiện màn trình diễn trên, đạo diễn và kịch bản đã thô thiển "chà đạp" giá trị bảo thủ, cũng như niềm tin Kitô giáo.
Quan trọng hơn, liệu nó có thể che đậy một chương trình nghị sự chính trị bí mật hay không ?
Và đấy là nội dung để khám phá điều gì?
Thực sự đằng sau màn khai mạc gây tranh luận của Olympic 2024, ở trong phần tiếp sau đây.
▮Trong Hồi giáo, dù trong Kinh Qur'an không cấm việc ngụ ý hình ảnh của nhà tiên tri Muhammad. Nhưng trong tôn giáo thì cấm các tín đồ mô tả trực quan chân dung nhà tiên tri Muhammad.
Khác với tín ngưỡng trên, trong Kito giáo hình ảnh Giêsu và các sự kiện trong cuộc đời, tràn ngập trong mọi loại hình nghệ thuật. Trong đó có sự kiện được ghi nhận trong Kinh thánh Tân ước: bữa tiệc cuối, Chúa cùng ngồi ăn tối với các môn đồ của mình trước khi ngài bị chính quyền La Mã bắt và đóng đinh lên cây thập tự.
Sự kiện đã được danh họa Leonardo Da Vinci thể hiện trong kiệt tác “Bữa tiệc cuối cùng”. Kiệt tác của nhân loại này được ngưỡng mộ, nghiên cứu, sao chép nhiều nhất mà thế giới từng biết đến về một tác phẩm nghệ thuật, cũng như trên khía cạnh tôn giáo.
Sự lan truyền lớn tới mức mà phần lớn công chúng dù là tín đồ Kitô giáo hay không, tín đồ yêu nghệ thuật hoặc chưa, đều biết đến tác phẩm nổi tiếng này của danh họa Da Vinci, cũng như bố cục tranh nổi tiếng với hình ảnh vị trí chúa Giêsu ở vị trí trung tâm, hai bên là 12 vị tông đồ ngồi cùng phía sau chiếc bàn dài hết khổ tranh.
Khi tổng đạo diễn Olympic Paris 2024, sử dụng bố cục này cho lễ khai mạc, ta không thể không thấy có sự liên quan và không thể hiểu khác hơn là sự nhạo báng khi thế vai Chúa và các tông đồ bằng các nhân vật có giới tính nhạy cảm với niềm tin tôn giáo trong Kitô giáo. Hơn nữa lại là các hình ảnh có tính cực đoan hơn của cộng đồng giới tính LGBT+, mặc dù đúng là nội dung phát triển của màn hoạt cảnh có bề mặt như giám đốc nghệ thuật của buổi lễ, Thomas Jolly trình bày.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là bản thân màn khai mạc Olympic 2024 này, liệu nó có thể che đậy một chương trình nghị sự chính trị bí mật hay không ?
Như thông thường với phương pháp tiếp cận đa chiều, tôi sẽ không khẳng định, mà để các phân tích tiếp theo để bạn tự rút ra kết luận cho mình.
▮Gần 20 ngày trước lễ khai mạc Olympic Paris, trong sự kiện chính trị lớn nhất của nước Pháp. Vào ngày 08.7.2024, cuộc bầu cử quốc hội đã cho kết quả bất ngờ lớn nhất kể từ 100 năm qua, khi liên minh cánh tả Pháp giành chiến thắng.
Trước kết quả này, tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đã có cảm xúc lẫn lộn: một mặt vui mừng vì đã tránh được chiến thắng gần như chắc chắn của đảng Tập hợp quốc gia cánh hữu do bà Marine Le Pen đứng đầu.
Mặt khác cũng đặt ra sự lựa chọn duy nhất nếu đương kim tổng thống muốn duy trì quyền lực buộc phải liên minh với đảng cánh tả, hoặc phải thu xếp sao đó "lấy lòng" nhóm cử tri này. Nếu ông Macron và đảng của ông muốn thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2 năm sau đây - năm 2027.
Những giá trị cấp tiến trong màn khai mạc, có thể là trong chương trình nghị sự này.
Bởi không vậy, rất khó giải thích tại sao họ, ban tổ chức Olympic Paris lại chịu rủi ro lớn nhất trong mọi kỳ thế vận hội. Khi rất dễ hình dung là sẽ có nhiều nhà tài trợ lớn (nguồn tài chính quan trọng để sự kiện có thể diễn ra) rút tài trợ như thực tế xảy ra.
Một thảm họa nữa, hình ảnh nước Pháp bị tổn thương. Nhiều bình luận truyền thông thuộc các khối nói tiếng Anh, nhân dịp mở lại "tiềm thức ác cảm" với nước Pháp khởi động sự chê bai. Ví dụ như bình luận Sarah Pollok của thời báo "Người đua tin New Zealand" viết hẳn một chuyên luận gọi Olympic Paris có buổi lễ khai mạc tệ hại nhất chưa từng thấy - "the worst ceremony ever".
Thậm chí có người còn nhạo báng nước Pháp, liên hệ màn khai mạc với thất bại của quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam năm 1954. Và cường điệu thêm, khi nói rằng: "sự "nam tính" cuối cùng của nước Pháp 🇫🇷 đã ở lại Điện Biên Phủ".
▮Thế vận hội, luôn là cơ hội cho nước tổ chức để quảng bá cho quốc gia.
Đó là chuyện lớn quốc gia và thể diện. Logic thông thường, dù thể chế chính trị khác nhau, hay bất đồng đảng phái. Cánh hữu hay cấp tiến, lựa chọn duy nhất là quyền lợi quốc gia trên lợi ích đảng phái.
Olympic, lễ khai mạc được tiếp cận với hàng tỷ người trên thế giới thời gian thực. Tiêu chuẩn tối thiểu khi xây dựng kịch bản khi muốn truyền tải thông điệp dù ưu tiên tôn vinh bản sắc văn hóa quốc gia, nhưng phải được đón nhận ở cấp độ phổ quát trong bối cảnh lớn hơn với công chúng xem trên khắp thế giới, đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo.
Thế vận hội hội London 2012 với đạo diễn Oscar người Anh Danny Boyle và Olympic Bắc Kinh với đạo diễn Trương Nghệ Mưu là những minh chứng thành công với các tiêu chuẩn này.
Khi mà đi ngược lại "tiêu chuẩn vàng" trong xây dựng kịch bản và đạo diễn lễ khai mạc Olympic. Tất cả đã trải qua thử thách tại phương Đông (Trung Quốc) và phương tây (Anh Quốc). Đạo diễn thế vận hội Paris 2024 hẳn phải có độ ngạo mạn chưa từng thấy, dám thể hiện "the worst ceremony ever" trước cả tỷ người xem giận dữ.
Hay Thomas Jolly là "kẻ lĩnh ấn" tiên phong lấy nghệ thuật Avant-garde làm bình phong che dấu chương trình nghị sự chính trị đảng phái, như là bước đi cần thiết cho mùa bầu cử 2 năm sau đó 2027 ?
Ta không thể biết, nên hãy coi phân tích trên như là khoa học chính trị giả tưởng vậy.
▮Hanoi, 29.7.2024
Hoàng Anh Tuấn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đối thủ chính trị - Chủ tịch đảng Tập hợp quốc gia cánh hữu: Bà Marine Le Pen.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận