OPEC+ giảm sản lượng- Giá dầu thế giới biến động- Tác động như thế nào?
Ngày 2/4 vừa qua, OPEC+ cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày. Trong đó, Saudi Arabia là nước dẫn đầu nỗ lực giảm sản lượng này, với mức cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày. Đây thực sự là một quyết định bất ngờ của OPEC+ và ảnh hưởng mạnh tới diễn biến thị trường dầu lửa toàn cầu.
I. TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN CẦU
OPEC+ cam kết sẽ nâng tổng khối lượng cắt giảm kể từ tháng 11/2023 lên 3,66 triệu thùng/ngày, bằng 3,7% nhu cầu dầu toàn cầu (Reuters). Trước khi ra quyết định này, OPEC+ từng dự kiến sẽ giữ sản lượng ổn định cho đến cuối năm nay, sau khi đã cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tháng 11 năm ngoái.
DÒNG CHẢY DẦU THAY ĐỔI
Động thái của OPEC + “có khả năng đẩy thị trường dầu vào tình trạng thiếu cung trong quý 2 năm nay, thay vì thừa cung như kỳ vọng trước đó”.Theo ước tính của hãng tin Reuters, đợt giảm sản lượng này của OPEC + nâng tổng mức giảm sản lượng của liên minh lên 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,7% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ nhập khẩu mạnh dầu trong năm nay, cùng với những nước đang tăng nhập khẩu dầu Trung Đông, Châu u sẽ phải đối mặt với áp lực mới và dự đoán thị trường sẽ trở nên RẤT KHAN HIẾM. Điều này cũng rấy lên viễn cảnh giá dầu cán mốc 100 USD/ thùng.
THÚC ĐẨY LẠM PHÁT VÀ SUY YẾU KINH TẾ
Giá dầu cao có thể gây suy yếu nhu cầu, đồng thời khiến lạm phát dai dẳng ở mức cao và đặt ra nguy cơ suy thoái kinh tế lớn hơn.
Takayuki Honma, kinh tế trưởng Sumitomo Corporation Global Research, cho biết nguồn cung dầu thô của OPEC + thắt chặt sẽ tác động tiêu cực đến Nhật Bản, thúc đẩy lạm phát và làm suy yếu nền kinh tế nước này.
CĂNG THẲNG QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ OPEC+ TIẾP DIỄN
Giá dầu thô tăng mạnh có thể đẩy cao lạm phát trong lúc tốc độ tăng giá vẫn còn ở mức cao tại nhiều nền kinh tế lớn. Điều này sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ chống lạm phát của các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong vòng 1 năm qua, Fed đã tăng lãi suất 9 lần. Fed được cho là tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tháng 5.
Chuyên gia phân tích Tina Teng của CMC Markets chia sẻ: “Kế hoạch của OPEC + cắt giảm thêm sản lượng có thể đẩy giá dầu lên mốc 100 USD/thùng một lần nữa, với việc Trung Quốc tái mở cửa và việc cắt giảm sản lượng của Nga là động thái trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây”. Tuy nhiên, bà Teng lưu ý rằng việc cắt giảm cũng có thể đảo ngược đà suy giảm lạm phát, điều này “sẽ làm phức tạp các quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương”.
MỞ ĐƯỜNG CHO SỰ TRỞ LẠI CỦA TRUNG QUỐC
Các thương nhân cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC + diễn ra khi lượng mua của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ đạt kỷ lục vào năm 2023 khi nước này phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi mức tiêu thụ từ nhà nhập khẩu lớn thứ 3 là Ấn Độ vẫn mạnh mẽ.
PetroChina dự báo nhu cầu nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc sẽ tăng 3% trong năm nay so với mức trước khi xảy ra dịch COVID – năm 2019. Một nhóm chuyên gia cố vấn của tập đoàn năng lượng nhà nước CNPC dự kiến sản lượng lọc dầu của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng 7,8%.
II. ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN VIỆT NAM VÀ TTCK?
Là nước nhập khẩu ròng cả dầu thô và xăng dầu, nên kinh tế Việt Nam sẽ bị thiệt hại khi giá dầu thô tăng lên, bởi dầu thô là một trong những hàng hóa đầu vào cơ bản và quan trọng của nền kinh tế. Giá một hàng hóa nhập khẩu như dầu thô và xăng dầu gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, làm gia tăng áp lực lên giá cả. Cụ thể, theo một số chuyên gia khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5% và CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.
Đối với các nhà đầu tư, giá dầu luôn là một biến số đáng được quan tâm khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Khi giá dầu tăng sẽ tác động lên nhiều nhóm ngành theo nhiều chiều hướng cả tích cực và tiêu cực.
- Ngành dầu khí Việt Nam khá đặc thù khi các doanh nghiệp xuất hiện ở mọi khâu trong chuỗi giá trị dầu khí: Khai thác và xuất khẩu dầu thô, lọc hóa dầu và kinh doanh thương mại các sản phẩm xăng dầu. Do đó, mức độ ảnh hưởng của giá dầu rất khác nhau với từng đơn vị tham gia trong chuỗi giá trị này.
+ Đối với các doanh nghiệp thượng nguồn ở mảng khai thác dầu khí như PVD, giá dầu tăng sẽ không phản ánh ngay vào KQKD vì các hợp đồng của PVD hiện tại đã full đến cuối năm nhưng đây sẽ là yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp nhận được thêm nhiều nguồn việc trong dài hạn
+ Các doanh nghiệp trung nguồn cung cấp các dịch vụ, phân phối, chế biến dầu khí hay các doanh nghiệp hạ nguồn thì thường khá nhạy cảm với sự biến động của giá dầu. Khi giá dầu tăng, GAS sẽ trực tiếp hưởng lợi từ giá bán khí bình quân cao hơn (ngoại trừ đối với phần sản lượng bao tiêu, lợi nhuận sẽ được chuyển giao về cho ngân sách nhà nước) và giá bán LPG cao hơn.
- Đối với ngành phân bón, do chi phí đầu vào gắn trực tiếp với giá dầu thô nên sẽ chịu tác động tiêu cực. Tuy nhiên, giá ure cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá dầu thô nên phần nào có thể bù đắp được tác động của tăng chi phí đầu vào.
- Đối với ngành nhựa, các doanh nghiệp ngành này sử dụng nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa, trong khi hạt nhựa được sản xuất từ dầu thông qua quá trình chiết xuất các chất trung gian như Naphtha, Ethylene, Propylene...Giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm chưa tăng kịp theo giá đầu vào có thể làm thu hẹp biên lợi nhuận của nhóm này.
- Còn đối với ngành săm lốp, 3 loại vật liệu chính chiếm gần 70% khối lượng lốp xe là cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và carbon đen, thì có hai loại là các chế phẩm từ dầu thô. Do vậy tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất săm lốp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cao su thiên nhiên, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá dầu thô. Bên cạnh đó, giá dầu thô và giá cao su thiên nhiên có tương quan thuận chiều với nhau.
- Ngành giao thông vận tải cũng chịu tác động lớn bởi xăng dầu vốn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu vào.
==> Giá dầu sẽ trở thành một biến số cần theo dõi trong thời gian tới. Vậy thì quan điểm của bạn về diễn biến giá dầu như thế nào và liệu tác động của nó có thực sự lớn? Hãy để lại quan điểm dưới phần comment cho Uranus Capital biết nhé!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường