menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Lộc

'Nỗi đau' của cuộc chiến lạm phát sẽ lan tỏa khắp thế giới​

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu quyết tâm kéo giảm lạm phát thông qua con đường siết chính sách tiền tệ.

Thông điệp từ hội nghị các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới ở Jackson Hole cuối tuần qua phát đi rất rõ ràng rằng lạm phát tăng cao đang diễn ra trên diện rộng, kéo dài và cần có động thái quyết liệt để ngăn cản lạm phát.

Tuy nhiên, các thị trường mới nổi rất có thể sẽ phải chứng kiến việc làm “bốc hơi” và các hiệu ứng lan truyền.

Các ngân hàng trung ương lớn đã dành nhiều thập niên để xây dựng uy tín trong việc chống lạm phát và nếu cuộc chiến chống lạm phát lần này thất bại có thể sẽ làm lung lay nền tảng của chính sách tiền tệ hiện đại.

Isabel Schnabel, thành viên của ủy ban điều hành Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), cho biết “việc lấy lại và duy trì niềm tin đòi hỏi chúng tôi phải đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu một cách nhanh chóng. Lạm phát càng ở mức cao càng lâu, thì nguy cơ công chúng mất niềm tin vào quyết tâm và khả năng duy trì sức mua càng lớn".

Bà Schnabel nói rằng ngay cả khi thế giới bước vào thời kỳ suy thoái, thì cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục con đường chính sách của mình.

Lạm phát ở nhiều nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đang ở mức gần hai con số, mức chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ qua. Ngoại trừ Mỹ, lạm phát vẫn sẽ “neo” ở mức “đỉnh” trong vài tháng nữa.

Thế nhưng điều khó khăn hiện nay là hầu hết các ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát rất hạn chế, như chính sách tiền tệ có rất ít tác dụng đối với cú sốc về nguồn cung, do căng thẳng Nga-Ukraine gây ra khiến giá năng lượng tăng vọt.

Bên cạnh đó, việc các chính phủ “vung tay” chi tiêu, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, cũng làm trầm trọng thêm vấn đề. Một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Jackson Hole lập luận rằng một nửa lạm phát của Mỹ là do vấn đề tài chính gây ra và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không thể kiểm soát giá cả nếu không có sự hợp tác của chính phủ.

'Nỗi đau' của cuộc chiến lạm phát sẽ lan tỏa khắp thế giới​
Người dân mua sắm trong một siêu thị tại Australia. Ảnh: THX/TTXVN.

Các thị trường mới nổi

"Nỗi đau" từ việc lãi suất Mỹ tăng cao sẽ lan rộng khỏi biên giới nước này và ảnh hưởng nặng nề đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất trong một thời gian nữa.

Peter Blair Henry, Giáo sư kiêm viện trưởng khoa danh dự của trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, cho biết đây là thời điểm khó khăn đối với Fed khi mức độ tín nhiệm của ngân hàng này luôn ở mức cao trong suốt 40 năm qua, do đó Fed sẽ làm mọi cách để làm giảm lạm phát, kể cả khi điều đó gây thiệt hại cho các thị trường mới nổi.

Nhiều quốc gia mới nổi “ôm” các khoản vay bằng đồng USD và lãi suất của Fed cao hơn đã tác động đến họ trên nhiều phương diện. Vấn đề này làm tăng chi phí đi vay và đặt ra các vấn đề về tính bền vững của các khoản nợ. Vấn đề này cũng chuyển thanh khoản sang thị trường Mỹ, đẩy phí bảo hiểm rủi ro của các thị trường mới nổi lên cao, khiến việc vay vốn trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, đồng USD tăng giá so với hầu hết các loại tiền tệ khác, đẩy lạm phát nhập khẩu ở các thị trường mới nổi lên.

Các quốc gia lớn hơn như Trung Quốc và Ấn Độ dường như “chống đỡ tốt”, nhưng một loạt quốc gia nhỏ hơn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Argentina rõ ràng đang bị ảnh hưởng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại