24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mai Lan
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng khả năng phục hồi của Gỗ Đức Thành

Sau năm 2021 gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh và các đợt giãn cách xã hội, Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành đã lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022.

Kế hoạch tham vọng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa tổ chức, HĐQT Gỗ Đức Thành đã trình và được thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 ở mức 500 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng mạnh 48% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế cũng tăng đến 55%, với 94,3 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh này cho thấy mục tiêu của Gỗ Đức Thành là sẽ phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đã có dấu hiệu khởi sắc tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Công ty, phản ánh qua các đơn đặt hàng tăng mạnh ngay từ đầu năm.

Cụ thể, theo bản tin của Công ty cho biết, doanh số 2 tháng đầu năm 2022 đã đạt 2,31 triệu USD, vượt hơn 7% so với kế hoạch và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tới thời điểm đầu tháng 3/2022, doanh số đơn hàng đã nhận được gần 9 triệu USD, tương đương 50% kế hoạch của cả năm 2022 (18,75 triệu USD).

Gỗ Đức Thành là doanh nghiệp chuyên về chế biến đồ gỗ với sản phẩm thuộc các phân khúc đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, đồ chơi, bàn ghế cho trẻ em. Trong đó, đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng là 2 nhóm sản phẩm chính, đóng góp lần lượt 57,1% và 33,8% doanh số năm 2021. Năm 2021, 88% doanh thu của Công ty đến từ thị trường xuất khẩu, trong đó khu vực châu Á đóng góp 72,4% doanh số xuất khẩu.

Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, việc tự thiết kế và sản xuất các sản phẩm một cách tinh xảo, chất lượng cao và được thiết kế riêng cho các đơn đặt hàng là điểm khác biệt của Gỗ Đức Thành. Điều này không chỉ giúp hạn chế áp lực cạnh tranh, mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng.

Cấu trúc tài chính tốt nhờ dòng tiền kinh doanh thặng dư trong nhiều năm cũng là điểm mạnh của Gỗ Đức Thành. Tính đến cuối năm 2021, Công ty không có nợ vay dài hạn, nợ vay ngắn hạn phục vụ vốn lưu động chỉ 60,8 tỷ đồng, chiếm 16% cơ cấu nguồn vốn, với lãi suất của các khoản vay ở mức thấp. Trong khi đó, Công ty có 113 tỷ đồng các khoản tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu, chiếm gần 30% tổng tài sản.

Đây là dư địa giúp Công ty có thể mở rộng đầu tư trong thời gian tới để nâng cao năng lực sản xuất và có đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng mà không gặp áp lực về tài chính. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT cho biết, Công ty có dự định mua nhà máy rộng 12.000 m2 chuyên sản xuất bàn ghế, giường tủ để mở rộng lĩnh vực sản xuất. Nếu thương vụ thành công sẽ giúp Gỗ Đức Thành tăng doanh số. Trước đó, trong bối cảnh các nhà máy hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất thiết kế, từ cuối năm 2020, Công ty đã đầu tư nhà máy mới ở Tân Uyên (Bình Dương) với diện tích 14.000 m2.

Hưởng lợi khi giá gỗ tăng cao

Ngày 10/3/2022, các hãng truyền thông đồng loạt đưa tin việc Bộ Tài chính Nga thông báo cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ô tô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Trong đó, một số sản phẩm trong ngành lâm nghiệp và đồ gỗ cũng bị cấm xuất khẩu đến một số quốc gia.

Theo dữ liệu của Trading Economics, ngay sau thông tin này, giá hợp đồng tương lai gỗ xẻ đã tăng vọt 7,9% chỉ trong phiên ngày 11/3/2022, lên 1.414 USD/1.000 board feet, tương đương 599 USD/m3. Theo Margules Groome, Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn, với 815 triệu ha. Diện tích rừng và lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu m3, tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu. Nga hiện đứng thứ 7 thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ, do vậy, ảnh hưởng của chính sách này với thị trường nguyên liệu và đồ gỗ toàn cầu được đánh giá là khá đáng kể.

Khi nguồn cung sụt giảm, giá gỗ nguyên liệu cũng như thành phẩm gia tăng, các doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi từ lượng hàng tồn kho trước đó với giá vốn thấp để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Theo báo cáo tài chính của Gỗ Đức Thành, tính đến cuối năm 2021, Công ty đang có 94,35 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 32,38% về giá trị so với đầu năm. Trong đó tồn kho nguyên vật liệu là chủ yếu với 64,6 tỷ đồng, giá trị hàng tồn kho xấp xỉ 1/4 tổng tài sản của Công ty (24,8%).

Việc hạn chế xuất khẩu của Nga có thể giúp Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là tại châu Mỹ và châu Âu, là các thị trường mà Công ty đã có chỗ đứng. Năm 2021, thị trường châu Âu và châu Mỹ lần lượt đem về 20% và 7,5% cơ cấu doanh số xuất khẩu. Tại thị trường châu Âu, trước đây các khách hàng yêu cầu Gỗ Đức Thành phải có có chứng chỉ FSC (Tiêu chuẩn chứng nhận về nguồn gốc gỗ bảo vệ rừng) và chứng nhận BSCI (Tiêu chuẩn chứng nhận trách nhiệm xã hội). Đến năm 2020, Công ty đã đạt được chứng chỉ BSCI, phần nào hỗ trợ việc tìm kiếm đơn hàng tại thị trường này.

Ở chiều ngược lại, việc giá gỗ nguyên liệu, cụ thể là gỗ cao su tăng cũng tiềm ẩn rủi ro với biên lợi nhuận của Công ty, khi đây đang là nguyên liệu đầu vào chính.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.25 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả