menu
Những phi vụ “làm giá” lịch sử trên TTCK Việt
Vũ Quyết
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những phi vụ “làm giá” lịch sử trên TTCK Việt

Còn vụ thao túng cổ phiếu nào nữa không nhỉ?

Cùng điểm qua các ví dụ thực tế về hành vi thao túng cổ phiếu sau đây:

RIC - Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia

Có kết quả làm ăn tiêu cực khi báo lỗ liên tục, tuy nhiên từ ngày 11/1/2021 cổ phiếu RIC có 34 phiên trần gần như liên tiếp và đạt đỉnh ở mức 46.150 đồng/cp (mức tăng gấp 10 lần). Sau đấy, cổ phiếu RIC lại liên tục có 14 phiên sàn rồi không lâu sau lại có 8 phiên trần khiến các nhà đầu tư điêu đứng, giá cổ phiếu bị kéo xả hết cỡ như vậy khiến giá hiện tại của RIC là 18.350/cổ phiếu, vẫn cao gần 4 lần so với đầu năm.

Ngay sau đó, cổ phiếu này liên tục biến động cho đến cuối năm 2021, RIC giao dịch ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu. Sang năm 2022, cổ phiếu RIC chỉ còn giao dịch ở mức 17.400 đồng/cổ phiếu (giảm 6,95%).

Trước đó, HoSE cũng ra thông báo về việc hủy niêm yết với cổ phiếu RIC. Theo đó ngày hủy niêm yết có hiệu lực là ngày 16/5 và ngày giao dịch cuối cùng là ngày 13/5.

Nguyên nhân bị huỷ niêm yết do công ty đã kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021), thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định.

FTM - Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân

Ngày 6/2/2017, cổ phiếu FTM chính thức niêm yết trên sàn HoSE với giá kết phiên đầu tiên là 16.000 đồng/cp, trong 4 tháng tiếp theo giá cổ phiếu vẫn theo chiều hướng tăng với giá đạt đỉnh là 25.200 đồng/cp.

Sau đó, cổ phiếu FTM liên tiếp trải qua 25 phiên sàn, giá cổ phiếu ngày 14/8 chỉ còn loanh quanh vùng 4500 đồng/cp khiến nhiều nhà đầu tư bị cuốn gần hết số tài sản và rộ lên nghi vấn công ty thổi giá.

Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi vào ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng liên quan đến FTM đã họp và kết luận cổ đông Lê Mạnh Thường (nguyên Chủ tịch HĐQT FMT từ chức từ tháng 4/2019). Được biết, các cá nhân đăng ký tài khoản chứng khoán và vay margin đều có hộ khẩu Thái Bình và có quan hệ trực tiếp và đứng tên hộ tài khoản của ông Lê Mạnh Thường.

KSA - Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận

Tháng 9 năm 2015, bà Phạm Thị Hinh (Chủ tịch Công ty chứng khoán VSM) đã ra quyết định tăng vốn điều lệ của KSA từ 373 tỷ đồng lên 934 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm hơn 67 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Tuy nhiên, sau khi phát hành giá cổ phiếu KSA đã giảm mạnh và Phạm Thị Hinh đã quyết định tạo nhiều tài khoản giao dịch chéo nhằm giữ giá cổ phiếu.

Cụ thể, bà Hinh đã chỉ đạo Trần Hồng Ngọc (nhân viên Công ty chứng khoán VSM) lập 69 tài khoản rồi thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng các tài khoản trên để liên tục thực hiện giao dịch cổ phiếu KSA, tạo cung cầu giả trên thị trường nhằm giữ giá cho mã cổ phiếu này.

Kết luận của cơ quan tố tụng rằng từ cuối năm 2015 đến 8/7/2016, hành vi trên đã gây thiệt hại cho gần 1500 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các Công ty chứng khoán như Mirae Asset, Phú Hưng, Dầu khí cũng bị thiệt hại 761 triệu đồng tiền cho vay margin.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
0.70 (0.00%)
3.40 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả