Những lý do khiến Fed bắt đầu giảm bớt chương trình mua tài sản vào cuối tháng này
Hôm thứ Tư (3/11), Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho biết sẽ sớm bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu hàng tháng. Đây là bước đầu tiên để thu hồi lại lượng lớn sự hỗ trợ mà Fed đã cung cấp cho thị trường và nền kinh tế trong giai đoạn đại dịch.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp rằng, việc giảm dần chương trình mua trái phiếu sẽ bắt đầu “vào cuối tháng này”. Quá trình này sẽ bắt đầu với việc giảm 15 tỷ USD chương trình mua tài sản mỗi tháng, bao gồm 10 tỷ đô USD trái phiếu kho bạc và 5 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS) từ mức 120 tỷ USD hiện tại.
FOMC cho biết, động thái này được đưa ra "do nền kinh tế đã đạt được tiến bộ đáng kể đối với các mục tiêu của FOMC kể từ tháng 12 năm ngoái”.
Tuyên bố đã được nhất trí thông qua và nhấn mạnh rằng, Fed không theo một lộ trình định sẵn và sẽ thực hiện các điều chỉnh đối với quy trình nếu cần thiết.
Ủy ban đánh giá rằng, việc cắt giảm tốc độ mua tài sản ròng tương tự có thể sẽ phù hợp mỗi tháng, nhưng có thể điều chỉnh tốc độ mua nếu có những thay đổi trong triển vọng kinh tế.
Động thái này phù hợp với kỳ vọng của thị trường sau một loạt tín hiệu của Fed rằng, họ sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản mà Fed đã thực hiện vào tháng 3/2020 như một phản ứng đối với đại dịch Covid-19.
Fed gần như vẫn giữ nguyên quan điểm về lạm phát khi cho rằng giá cả hàng hóa tăng lên do một số yếu tố "nhất thời", sự mất cân bằng cung và cầu do đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế đã góp phần làm giá cả tăng mạnh tại một số ngành.
Fed gần như vẫn giữ nguyên quan điểm về lạm phát và cho rằng: “Lạm phát tăng cao, phần lớn phản ánh các yếu tố được cho là sẽ chỉ là tạm thời. Sự mất cân bằng cung và cầu liên quan đến đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế đã góp phần làm tăng giá mạnh trong một số lĩnh vực".
Nhiều người tham gia thị trường đã kỳ vọng Fed sẽ bỏ từ “tạm thời” trong quan điểm khi nói về lạm phát do lạm phát liên tục tăng.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết: “Fed đã công bố mức giảm của chương trình nới lỏng định lượng ngày hôm nay như mong muốn, nhưng vẫn nhấn mạnh sự gia tăng lạm phát phần lớn là tạm thời, điều này cho thấy đa phần các quan chức vẫn có quan điểm chính sách tiền tệ ôn hòa hơn”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ông kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng khi các vấn đề về nguồn cung tiếp tục diễn ra và sau đó bắt đầu giảm trở lại vào khoảng giữa năm 2022.
Ông cũng cho rằng, nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện, đặc biệt là sau khi các vấn đề về chuỗi cung ứng được giải quyết.
Bên cạnh đó, FOMC đã bỏ phiếu không tăng lãi suất và đây cũng là một động thái được thị trường mong đợi.
Mặc dù mối ràng buộc giữa lãi suất và việc cắt giảm chương trình mua tài sản là một yếu tố quan trọng, nhưng tuyên bố của FOMC cũng nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư không nên coi việc giảm dần chương trình mua tài sản như một tín hiệu cho thấy sắp xảy ra tăng lãi suất.
“Chúng tôi cho rằng chưa đến lúc phải tăng lãi suất. Vẫn còn cơ sở để duy trì lãi suất thấp trước khi Fed đạt được các mục tiêu kinh tế của mình”, ông cho biết.
Chủ tịch Fed cho biết, muốn thấy thị trường lao động “hồi phục hơn nữa và chúng tôi có lý do chính đáng để nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra khi biến thể delta giảm và thực tế cũng đang diễn ra tại thời điểm hiện tại.
Theo kế hoạch hiện tại, việc giảm chương trình mua trái phiếu sẽ kết thúc vào khoảng tháng 7/2022. Các quan chức cho biết, họ không hình dung đến việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu cho đến khi việc giảm dần chương trình mua trái phiếu kết thúc và dữ liệu mà Fed công bố vào tháng 9 cho thấy, sẽ có một lần tăng lãi suất trong năm 2022.
Tuy nhiên, thị trường đang cho rằng, sẽ có tới ba lần tăng lãi suất trong năm tới. Tâm lý đó đã giảm nhiệt trong những ngày gần đây khi Phố Wall dự đoán Fed có chính sách ôn hòa hơn khi họ cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng.
Lạm phát tại Mỹ đã ở mức cao nhất trong 30 năm khi được thúc đẩy bởi tắc nghẽn chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng cao và mức lương tăng cao xuất phát từ tình trạng thiếu lao động kinh niên. Các quan chức Fed cho rằng, lạm phát cuối cùng sẽ quay trở lại mục tiêu 2% nhưng điều đó có thể mất nhiều thời gian hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận