Những điểm mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi
Với 465/469 đại biểu Quốc hội tán thành, Luật Kinh doanh Bất động sản sản đổi đã chính thức được thông qua. Và có khá nhiều nội dung mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh BĐS của các tổ chức và cá nhân.
1. Gia tăng trách nhiệm của chủ đầu tư:
Luật sửa đổi sẽ không cho phép CĐT ủy quyền cho các bên tham gia ký hợp đồng đặt cọc, tức là chủ đầu tư phải là người nhận trực tiếp cọc của khách hàng và tiền cọc sẽ không quá 5% giá bán.
2. Luật hóa các quy định về mua bán bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng:
Theo đó thì khái niệm "căn hộ du lịch" sẽ không còn trong Luật Kinh doanh bất động sản, chỉ còn sàn xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú. Đây có thể là vấn đề của các nhà phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cần quan tâm khi tiếp tục phát triển sản phẩm này trong tương lai.
3. Buộc phải áp dụng hợp đồng mẫu theo luật
- Chủ đầu tư dự án bđs, doanh nghiệp kinh doanh bđs cần phải áp dụng Hợp đồng mẫu theo quy định của Luật này.
- Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân khác (không phải là chủ đầu tư dự án bđs) khi xác lập Hợp đồng kinh doanh bđs, hợp đồng dịch vụ bđs thì không cần phải theo mẫu, họ chỉ cần tuân thủ các quy định của Luật kinh doanh bđs và Bộ luật dân sự.
4. Chủ đầu tư trước khi đưa sản phẩm bđs hình thành trong tương lai vào kinh doanh thì bắt buộc phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Trước đó, tại Điều 55 Luật Kinh doanh Bất Động sản 2014 cũng có quy định này nhưng không thật sự rõ ràng về điều kiện này.
Việc tiếp tục siết chắt điều kiện đối với bất động sản đưa vào kinh doanh này là tốt và trên tinh thần bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Hi vọng với việc sửa đổi luật BĐS này sẽ giúp thị trường bđs đi lên một cách bền vững hơn trong tương lai.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay