Những cơ hội tăng trưởng được hé lộ trong ĐHCĐ năm 2022 của VPB
Chủ tịch HĐQT VPB, ông Ngô Chí Dũng tiết lộ với nền tảng vốn ở mức cao, HĐQT sẽ đề xuất từ năm 2023 VPB sẽ xin phép SBV được chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông ở mức tối đa 25-30% và có thể mua 1 phần cổ phiếu quỹ trong năm tới
- Trước mắt là phát triển chứng khoán VPBS (cuối năm nay có thể tăng vốn lên tới 20.000 tỷ đồng) và bảo hiểm OPES (mảng bảo hiểm phi nhân thọ); VPB sẽ tập trung xây 2 công ty này trong vòng 2 năm tới - đây là mô hình đã giúp TCB tăng CASA từ 20% lên 50% và VPB sẽ học theo (hiện CASA của VPB ở mức 22%)
- Tập khách hàng lớn mục tiêu trước mắt là khách hàng VPB Diamond: hiện có 300.000 KH và sẽ tăng lên 500.000 KH cuối năm 2022
- FE Credit dự kiến phục hồi lợi nhuận từ mức 400 tỷ đồng (năm 2021) lên mức 5.000 tỷ đồng
- Mô hình xử lý nợ của VPB là mô hình chuyển nợ xấu ra ngoại bảng, trích lập 100% sau đó mới xử lý nợ, do đó nếu thu hồi được nợ sẽ hoàn nhập được một khoản lợi nhuận lớn
- Dự kiến sẽ vay 1 - 1,5 tỷ USD từ nguồn vốn ngoại giá rẻ
- Tăng trưởng tín dụng ở mức cao năm nay sẽ tạo đà tăng trưởng LNTT trong năm tới (do room tín dụng thường được nới mạnh vào cuối năm)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận