Nhóm doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam sẽ được thanh tra chuyên ngành trong năm 2024
Thanh tra chính phủ đã ban hành kế hoạch thanh tra 2024 vào 23/10/2023 thông qua CV2354/TTCP-KHTHV/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024, theo đó, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước sẽ được thanh tra chuyên ngành “ khá chi tiết”. Đây là hoạt động hàng năm của Thanh Tra Chính Phủ, tuy nhiên, khác với các năm trước, các hạng mục nằm trong kế hoạch hướng dẫn thanh, kiểm tra 2024 đã chi tiết và rõ ràng hơn rất nhiều, vậy đâu sẽ là các doanh nghiệp sẽ được thanh tra hướng tới trong năm 2024:
1. Thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng chưa thanh tra, kiểm tra trong trong 03 năm 2021, 2022, 2023; công ty có khiếu kiện/phản ánh về việc tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sử dụng vốn từ các đợt chào bán, phát hành chứng khoán; công ty có hoạt động chào bán/phát hành thêm chứng khoán riêng lẻ, ra công chúng; công ty có vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, quản trị công ty và các nghĩa vụ khác liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. Từ nội dung này, có thể khuyến nghị tới nhà đầu tư cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư vào 03 nhóm sau:
- Nhóm công ty có phát hành nhiều trái phiếu, cổ phiếu riêng lẻ, ra công chúng trong các năm 2021-2022-2023 và đã sử dụng không đúng mục đích ( NĐT đặc biệt lưu ý tới các doanh nghiệp bất động sản, các công ty chứng khoán liên kết, các doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng..)
- Nhóm công ty từng có vi phạm hành chính về báo cáo tài chính, công bố thông tin trong 2022-2023
- Nhóm công ty dành quá nhiều thời gian và nguồn lực để đầu tư chứng khoán, ví dụ như họ nhà FLC, họ nhà APEC…
2. Thanh, kiểm tra các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được kiểm tra định kỳ quay vòng 03 năm/lần, đây là nhiệm vụ định kỳ
3. Thanh tra, kiểm tra các các công ty chứng khoán chưa được thanh tra định kỳ trong 03 năm 2021, 2022, 2023; công ty có biến động về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính (tăng hoặc giảm); công ty có tăng trưởng mạnh về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, giá trị giao dịch, thị phần môi giới; công ty tăng vốn nhanh; công ty có cung cấp dịch vụ liên quan đến chào bán trái phiếu doanh nghiệp; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị.
4. Thanh, kiểm tra với các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký, giám sát, đại lý phân phối; văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: đối tượng là các công ty quản lý quỹ chưa thực hiện kiểm tra, thanh tra trong những năm gần đây (2021, 2022, 2023); Công ty có nguồn vốn ủy thác lớn từ các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm; Các công ty thuộc diện tái cấu trúc (tỷ lệ an toàn tài chính thấp, lỗ lũy kế lớn, hoạt động không hiệu quả; quản lý các quỹ có quy mô vốn lớn; Công ty có vốn góp của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán; Công ty thực hiện tăng vốn lớn trong giai đoạn 2021-2023; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị. Đại lý phân phối thực hiện phân phối chứng chỉ quỹ cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán; thực hiện phân phối chứng chỉ quỹ trên môi trường mạng, tích hợp tại nhiều ứng dụng. Ngân hàng lưu ký, giám sát cung cấp dịch vụ lưu ký, giám sát cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán. Các VPĐD của các công ty quản lý quỹ nước ngoài có nhiều quỹ đầu tư trên thị trường Việt Nam.
Kết luận : Chúng ta đã thấy rõ quyết tâm của chính phủ trong công tác thanh kiểm tra hai năm qua, hiện tại cũng đang mạnh mẽ trong quá trình làm sạch môi trường đầu tư, loại bỏ doanh nghiệp bẩn trên sàn chứng khoán để hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường. Liên quan đến nhân sự của thanh tra chính phủ, ngày 14/11/2023 vừa qua, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1368/QĐ-TTg vv điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cường làm phó tổng thanh tra chính phủ. Ông Cường trước đó làm trợ lý cho đồng chí Vương Đình Huệ, ủy viên bộ chính trị, chủ tịch quốc hội Việt Nam.
Nhìn vào kế hoạch thanh tra dự kiến triển khai cho Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước năm 2024, thiết nghĩ các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp nằm trong diện thanh kiểm tra, tự kiểm tra xem liệu doanh nghiệp đó có nằm trong diện “nguy cơ” không, các dấu hiệu như đã từng bị phạt hành chính năm 2022, 2023 về công khai thông tin, về thao túng nhà đầu tư, có phát hành ồ ạt trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn không, đã sử dụng vốn tăng đúng mục đích hay chưa, có cổ phần, liên doanh với tổ chức tín dụng nào không, có dấu hiệu lấy tay trái bỏ sang tay phải hay không…. Và tất nhiên, trước bất cứ quyết định đầu tư nào trong thời gian tới, những vấn đề nêu trên cần được nhà đầu tư quan tâm sâu sắc, vì tin chắc rằng TTCK thời gian tới sẽ không có nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp làm giả ăn thật, không lo tập trung vào mảng kinh doanh chính mà ăn rồi cứ lo “mua trái-bán phải” trên thị trường chứng khoán.
Lưu ý: Bài viết nhằm cung cấp thông tin chính xác tới bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực liên quan, không cổ súy hay có định hướng lệch lạc nào khác, cảm ơn các bạn đã đọc tin.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường