Nhịp đập Thị trường 19/09: Ngành thép diễn biến tốt
Cổ phiếu thép đang tăng tương đối, HPG (27,800; 200; 0.72%); HSG (22,250; 450; 2.06%); NKG (21,800; 250; 1.16%). Giá thép được coi như đã tạo đáy và phục hồi từ 2024 trong khi giá nguyên vật liệu đang trong vùng giá thấp, hứa hẹn những lợi nhuận bùng nổ đối với ngành thép.
Ngành gắn liền với ngành thép là ngành xây dựng cũng đang tăng 0.5%. CII giảm mạnh (21,900; -800; -3.52%) nhưng ngươc lại có LGC tăng mạnh (52,500; 3,100; 6.28%). Hai ông lớn trong mảng xây dựng khu dân cư, cao ốc một thời là CTD (70,300; -500; -0.71%); HBC (8,750; -110; -1.24%) đều giảm.
Phiên sáng: Nhóm dầu khí vẫn duy trì sự tích cực
Một số cổ phiếu ngành dầu khí, phân phối khí đốt vẫn hoạt động khá tốt, PVB (22,400; 300; 1.36%); PVC (19,800; 600; 3.13%); PVS (39,100; 600; 1.56%).
NVL đang khớp lệnh cao nhất thị trường với 33 triệu cổ phiếu trao tay chỉ trong phiên sáng. Cổ phiếu này cũng đang giảm mạnh (17,400; -750; -4.1%).
Các cổ phiếu đang chú ý đang giảm tương đối có CII ( 21,900; -800; -3.5%); MWG (53,700; -1,300; -2.4%).
Sáng nay cổ phiếu VIX có giao dịch đột biến với gần 20 triệu cổ phiếu trao tay trong phiên sáng. VIX cũng đang giảm mạnh (18,450; -600; -3.1%, ). Được biết, CTCP Chứng khoán VIX đã bán hơn 3.95 triệu cổ phiếu TBD của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh. Sau giao dịch, sở hữu của công ty chứng khoán này tại TBD giảm tương ứng từ 12.61% (tương đương 4.08 triệu cổ phiếu) xuống còn 0.42% (137,465 cổ phiếu).
Ở một diễn biến khác, CTCP Thiết bị điện (THI) có báo cáo kết quả đợt chào mua công khai cổ phiếu TBD. Theo đó, ngày 31/08, THI thông báo mua thành công gần 6.88 triệu cổ phiếu trong tổng số 7.12 triệu cổ phiếu TBD được đăng ký bán bởi 8 nhà đầu tư, với giá chào mua 96,600 đồng/cp. Nguồn vốn thực hiện chào mua là 664.6 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn vốn tự có và các nguồn hợp pháp khác của THI.
Được biết nhóm GEX đang nắm trên 95% cổ phiếu của THI. Sáng nay GEX cũng đang giảm khá (23,050; -500; -2.1%).
10h25: Lực bán mạnh dần, VHM đỡ VN-Index
Tới giữa phiên sáng, VN-Index bắt đầu đuối sức và rơi về dưới tham chiếu. Tính tới 10h20, chỉ số ghi nhận mức giảm hơn 2.5 điểm xuống còn 1,209.42 điểm. Lực bán bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với trước.
Nhóm bán lẻ chìm trong sắc đỏ. 8/21 mã thuộc nhóm nằm giảm điểm, 13 mã còn lại nằm ở tham chiếu. MWG, VGC, FRT đều đang mang sắc đỏ.
Sự phân hóa diễn ra ở các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.
Không ít cổ phiếu ngân hàng đang kéo giảm VN-Index. Có thể kể tới như VCB, VPB, SSB, EIB… Ngược lại, các mã STB, BID, ACB đang đỡ cho chỉ số.
VHM là mã tác động tích cực nhất tới VN-Index, mã này kéo tăng chỉ số tới gần 1.2 điểm.
Mở cửa: Nhóm vận tải tích cực đầu phiên
Hôm qua Thị trường Mỹ đã có một phiên xanh rất nhẹ, chỉ số Dow Jones tăng 0.02% lên 34,624 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0.07% lên 4,453 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.01% lên 13,710 điểm.
Tới 9h20, ngoài Indonesia đa phần thị trường Châu Á đều đỏ, IDX Composite tăng 0.13% lên 6,945 điểm, Nikkei 225 giảm 1.01% còn 33,194 điểm, Shanghai giảm 0.3% còn 3,116 điểm, SZSE Component giảm 0.89% còn 10,109 điểm, KOSPI tăng 0.27% còn 2,567 điểm, S&P/ASX 200 tăng 0.54% lên 7,191 điểm.
Chỉ số phái sinh VN30F2309 mở phiên ATO tăng 3.1 điểm từ 1,222 điểm lên 1,225.1 điểm. Vào 9h30, VN30F2309 khớp ở mức 1,225.3 điểm. Chú ý thứ 5 này là ngày đáo hạn phái sinh của hợp đồng VN30F2309.
VN-Index tăng 3.16 điểm (0.26%) lên 1,214.97 điểm. VN30 tăng 1.62 điểm (0.13%), khớp ở mức 1,225.32 điểm. HNX-Index tăng 1.11 điểm (0.44%) lên 251.59 điểm, UPCoM giảm 0.14 điểm (0.15%) còn 93.03 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 234 (0 cổ phiếu trần)/92 (0 cổ phiếu sàn). Tỷ lệ này ở sàn HNX là 79 (3 cổ phiếu trần)/18 (1 cổ phiếu sàn).
Trong rổ VN30 đang có 14 cổ phiếu tăng giá/10 cổ phiếu giảm giá. VHM (50,400; 1,350; 3%) tăng mạnh sau thông tin Tập đoàn Đầu tư Việt Nam do ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch và vợ là bà Phạm Thu Hương đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch đăng ký mua 16 triệu cổ phiếu VHM.
Phía giảm giá có BCM (67,000; -1,000;-1.5%) là những cổ phiếu đáng chú ý.
Một số cổ phiếu trong ngành vận tải, cảng biển đang hoạt động khá khả quan, TCO (12,400; 800; 6.9%); GMD (65,200; 2,000; 3.2%) là những cổ phiếu đáng chú ý.
TCO đã trần phiên thứ 4 liên tiếp sau thông tin TCO thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ 4.95 triệu cp, chiếm 99% vốn điều lệ tại Logistics Tasa Duyên Hải, với giá chuyển nhượng không thấp hơn 10,000 đồng/cp, dự kiến hoàn tất trong tháng 10/2023. Nếu chuyển nhượng thành công, TCO thu về ít nhất 49.5 tỷ đồng từ thương vụ.
Chiều ngược lại, TCO sẽ nhận chuyển nhượng 1.8 triệu cp từ cổ đông hiện hữu của CTCP Dịch vụ Vận tải An Gia (90% vốn điều lệ) nhằm đầu tư dài hạn, mở rộng ngành nghề và địa bàn hoạt động kinh doanh của TCO. Giá trị khoản đầu tư là 18 tỷ đồng. Dự kiến hoàn tất chuyển nhượng trong tháng 10/2023.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận