Nhịp đập Thị trường 16/10: Vẫn loay hoay quanh mốc 995 điểm
Chỉ số VN-Index dần lao dốc khi áp lực bán lớn dần trên nhóm Large Cap rổ VN30, song gia tốc rơi khá chậm khi các trụ chính trên thị trường vẫn giữ được sắc xanh. Tuy nhiên, nhìn chung lại thì chỉ số vẫn đang trong một nhịp giằng co quanh mốc 995 điểm.
Tới 14h00, độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 233 mã tăng và 303 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 12 mã tăng, 15 mã giảm và 3 mã đứng giá.
VNM, VCB và SAB là những trụ chính mang lại sắc xanh cho VN-Index khi đã đóng góp gần 1.2 điểm cho chỉ số. Ở chiều giảm điểm, bộ đôi nhà Vingroup VIC, VHM cùng với PLX là những nguyên nhân làm chững lại đà tăng của thị trường.
Nhóm chứng khoán đang có diễn biến khá bi quan. Ở chiều tích cực, PHS là cổ phiếu nổi bật trong ngành khi tăng 9%, HCM và VCI chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu... Ngược lại, BVS, ORS và VDS đều xuất hiện sắc đỏ và giảm từ mức gần 2% đến hơn 3.5%.
Sự bi quan cũng đang bao trùm lên nhóm cổ phiếu ngành bất động sản dân dụng. Trong khi HDC tăng gần 1.5%, NLG chỉ tăng nhẹ so với mốc tham chiếu, HDG, NDN và CRE có mức giảm từ gần 1% đến gần 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, HDC đang test lại đường middle của Bollinger Bands nên khả năng giá có rung lắc tăng lên.
Bất động sản khu công nghiệp có diễn biến khá tương đồng với nhóm bất động sản dân dụng. D2D là cổ phiếu nổi bật trong nhóm với mức tăng gần 4% và thanh khoản tốt. Ở chiều ngược lại, NTC giảm hơn 4%, SZC giảm gần 2.5%. Sắc đỏ trên NTC nhiều khả năng đã một phần đến từ thông tin kết quả kinh doanh quý 3/2019 không mấy khởi sắc khi kết quả lãi ròng chỉ đạt 45 tỷ đồng và giảm 20% so với cùng kỳ.
FLC vẫn đang là điểm nhấn trên sàn HOSE khi là mã có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn (hơn 30 triệu cổ phiếu). Mã này tiếp tục được chồng lệnh ở giá trần ở mức hơn 1 triệu đơn vị cổ phiếu. Khối ngoại hiện cũng mua ròng mạnh mã này.
Chăm sóc sức khỏe hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.04%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 3.27%.
Phiên sáng: FLC tiếp tục tăng trần với khối lượng đột biến
VN-Index kết phiên sáng tăng 0.3%, đạt mức 995.99 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.14 điểm và đạt mức 106.15 điểm. Thanh khoản của phiên sáng nay cũng đã cải thiện trở lại so với phiên hôm qua, với tổng khối lượng khớp lệnh trên cả hai sàn đạt hơn 110 triệu cổ phiếu.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 235 mã tăng điểm và 265 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 nghiêng về bên mua khi cả rổ có 17 mã tăng, 10 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Diễn biến thị trường khá giằng co trong phiên sáng nay, song cũng có những khác biệt cụ thể trên sàn HOSE và HNX. Điển hình là VN-Index rung lắc nhưng luôn giữ được mức tăng hơn 2 điểm, trong khi diễn biến HNX-Index lại không mấy khởi sắc khi có thời điểm rơi khỏi mốc tham chiếu.
VNM, CTG và VCB vẫn là những trụ chính cho sắc xanh của VN-Index, song vị trí trong nhóm 3 cổ phiếu này đã thay đổi. VNM bất ngờ bứt phá trong nửa cuối phiên chiều và tăng gần 2%, qua đó trở thành mã có đóng góp lớn nhất tới chỉ số (0.73 điểm), theo sau là VCB ở mức 0.63 điểm. Trong khi đó, ở chiều giảm điểm, VIC và VHM là bộ đôi tác nhân chính kìm hãm đà tăng của chỉ số này.
Diễn biến nhóm dệt may đã ngày càng bi quan hơn khi sắc đỏ trên các mã nhóm này “đậm” dần. Cụ thể là TCM, TNG, VGT đã điều chỉnh hơn 1%, trong khi sắc xanh chỉ còn xuất hiện ở VGG, còn FTM thì vẫn trong tình trạng giảm cận sàn. Thủy sản cũng là nhóm có diễn biến tương tự với ACL, MPC, AAM sụt giảm hơn 2%.
Sắc xanh hiện khan hiếm trong nhóm chứng khoán khi chỉ có vài mã tăng điểm, ví dụ như SSI, HCM nhích nhẹ trên mốc tham chiếu, song thanh khoản lại ở mức khá thấp. Hiện có hơn 9 mã điều chỉnh hơn 1% trong nhóm, cụ thể như CTS, SHS, TVB,….
Kết phiên sáng, FLC tăng kịch trần, ghi nhận phiên thứ 3 liên tiếp với khối lượng giao dịch đạt hơn 26 triệu cp.
POW, GEG hiện là bộ đôi gây ấn tượng nhất trong nhóm phát điện khi bật tăng gần 3% và có sự bứt phá ở thanh khoản. Điểm khác biệt nằm ở mã này nằm ở động thái của khối ngoại khi khối này tiếp tục “xả hàng” mạnh POW mỗi khi mã này hiện sắc xanh, trong khi GEG lại đang được mua ròng 200 đơn vị cổ phiếu. Điểm khác biệt còn nằm ở vị trí trên đồ thị kỹ thuật khi GEG đang giao dịch tại đỉnh cao nhất lịch sử, còn POW lại được giao dịch tại vùng đáy.
Thực phẩm đồ uống hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.06%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 3.27%.
Khối ngoại mua ròng gần 20 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, VNM và VCB trên sàn HOSE. PVS hiện là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
10h30: Nhóm ngân hàng tiếp tục là bệ đỡ cho thị trường
Sắc xanh trên thị trường tiếp tục được giữ vững với sự trợ giúp đắc lực từ nhóm ngân hàng.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 221 mã tăng và 205 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 21 mã tăng, 8 mã giảm và 1 mã đứng giá.
VCB, VNM và CTG tiếp tục là trụ chính giúp kéo VN-Index tăng hơn 2 điểm. Trong khi đó, VHM điều chinh gần 1% và là mã chính cản trở đà tăng của chỉ số. Mã này đã điều chỉnh liên tiếp trong 3 phiên và dự kiến sẽ có hồi phục trở lại tại vùng quanh mốc 84,000, khi tại đó xuất hiện hỗ trợ từ trendline giảm dài hạn bị phá vỡ và đường SMA 200 ngày.
Nhóm ngân hàng tiếp tục khởi sắc trong phiên sáng nay khi toàn nhóm chỉ xuất hiện 3 mã hiện sắc đỏ. NVB, VCB và CTG là những gương mặt tăng hơn 1%, song thanh khoản lại không mấy ấn tượng.
AAA hiện là mã ấn tượng nhất trong ngành nhựa khi bứt phá 3% và thanh khoản có dấu hiệu bùng nổ so với nhưng phiên trước. Về mặt kỹ thuật, giá đã nhận được hỗ trợ tại vùng 14,600-14,800 và tạo mẫu nến Tweezers Bottom, qua đó báo hiệu về sự kết thúc của nhịp điều chỉnh và giúp đẩy giá hồi phục trở lại. Còn về mặt cơ bản, nhiều khả năng thông tin AAA dừng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), một việc sẽ khiến độ pha loãng của cổ phiếu tăng lên, đã góp phần củng cố sắc xanh của cổ phiếu.
Tuy đã có thông tin KDF ước tính lãi trước thuế 9 tháng hơn 180 tỷ đồng, gấp 3 lần so cùng kỳ, song cổ phiếu này đang chật vật tại mốc tham chiếu với mức thanh khoản thấp. Điều này có thể là do thông tin này đã được giá hấp thụ bởi mã đã có phiên tăng cận trần vào cuối tuần trước. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra với KDC khi mã đang ngụp lặn dưới mốc tham chiếu.
TNG cũng là một trường hợp gần như “dậm chân tại chỗ” sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019, cụ thể là TNG đã đạt hơn 81 tỷ đồng lãi sau thuế trong quý 3/2019, tăng 28% so với cùng kỳ, nhưng diễn biến cổ phiếu trong hơn 1 tháng qua lại khá ảm đạm khi liên tục đi ngang trong vùng 17,600-19,000. Những mã còn lại trong nhóm dệt may thì cho thấy sự phân hóa, với VGG, STK và GIL bứt phá hơn 2%, còn TCM và MSH lại điều chỉnh nhẹ.
Sau khi được hấp thụ hơn 4 triệu cổ phiếu đặt ở mức giá trần, sắc tím đã biến mất trên FLC, đồng thời biến phiên hôm nay là phiên có thanh khoản cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Trong khi đó, các mã khác cùng họ với mã này là AMD, HAI đã điều chỉnh trở lại. Điều này một phần dự báo về khả năng FLC có điều chỉnh trở lại trong những phiên tới.
Thực phẩm đồ uống hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.97%. Ngược lại, nông - lâm - ngư hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.84%.
Mở cửa: Tràn ngập sắc xanh
Thị trường mở phiên với sắc xanh tràn ngập các chỉ số thị trường sau phiên ATO.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 198 mã tăng và 121 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 21 mã tăng, 5 mã giảm và 4 mã đứng giá.
VCB hiện là mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index khi đóng góp hơn 0.5 điểm vào chỉ số, theo sau là VNM, BID, TCB, CTG. Điều này cũng thể hiện rằng ngân hàng là nhóm chính củng cố cho thị trường vào thời điểm hiện tại. Ở chiều ngược lại, SAB, VHM là những mã tạo sức ép lên chỉ số.
Các cổ phiếu bất động sản đang có diễn biến không mấy tích cực sau phiên ATO, khi các mã nhóm này hầu hết đều đang giao dịch trong sắc đỏ, song sắc đỏ hầu hết chỉ dưới 1%, ví dụ như VHM, HAR, SCR, KDH,
Thông tin giá dầu đã có ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm dầu khí khi nhóm này đang có sự phân hóa, với biên độ dao động không quá lớn chỉ dưới 1%.
HNX-Index hiện đang tăng 0.3% với động lực chính đến từ ACB, MBS và NVB.
Chăm sóc sức khỏe hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.78%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú ăn uống, giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.81%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận