menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Oanh

Nhịp đập Thị trường 05/11: Nhóm ngân hàng đi ngược thị trường chung

VN-Index có phiên phục hồi thứ 2 liên tiếp sau khi về test lại đường EMA 9 ngày và duy trì ở trên mức 1,450 điểm khi kết phiên. Lực mua xuất hiện mạnh trong phiên chiều và lan tỏa ở nhiều nhóm ngành giúp các chỉ số của thị trường kết tuần khá tích cực.

VN-Index tăng 0.56%, đạt mức 1,456.51 điểm; VN30-Index tiến 0.23%, đạt mức 1,531.76 điểm; HNX-Index tăng mạnh 1.24%, đạt 427.64 điểm. Chỉ số đại diện sàn UPCoM cũng tăng 0.76%, đạt 108.20 điểm. Giá trị giao dịch ở cả 3 sàn đạt hơn 32,300 tỷ đồng.

Sắc xanh bao phủ ở nhiều nhóm ngành trong phiên giao dịch cuối tuần, riêng chỉ số ngành ngân hàng lại đi ngược lại thị trường chung với mức giảm nhẹ 0.37% khi sắc đỏ xuất hiện ở nhiều mã của ngành này như VCB, TCB, BID, VPB, MBB, HDB,… Chỉ số ngành chế biến thủy sản, tiện ích, nông - lâm - ngư tạo điểm nhấn khi có mức tăng trưởng trên 3.5%, cùng với đó là nhiều ngành có mức tiến từ 1% đến 3%.

Nhịp đập Thị trường 05/11: Nhóm ngân hàng đi ngược thị trường chung
Nguồn: https://finance.vietstock.vn/

Ở rổ VN30, sắc xanh chiếm được một phần ưu thế với 17 mã tăng, 11 mã giảm và 2 mã đứng giá. Giá cổ phiếu GAS bật tăng mạnh mẽ 4.5% và dẫn đầu nhóm cổ phiếu tăng điểm. PNJ duy trì đà tăng trên 3%, giá POW và PLX vượt hơn 2% và nhiều mã hiện sắc xanh quanh mức 1%. HDB và VRE là 2 mã dẫn đầu nhóm giảm nhưng sắc đỏ ở các mã này không quá lớn.

Cước vận tải biển (Baltic Dry Index) tiếp tục chuỗi ngày sụt giảm là một trong những nguyên nhân giúp nhóm cổ phiếu ngành thủy sản có phiên giao dịch bứt phá. Giá cổ phiếu NGC, FMC, CMX và IDI cùng xuất hiện trạng thái kịch trần, bên cạnh đó AGF và MPC cũng vượt trên 6%, ACL cũng tiệm cận mức 6%, VHC và HVG cũng tăng trên mức 3%.

Ở nhóm nhựa hóa chất, đặc biệt là ở các mã ngành phân bón đã có phiên tăng tốc trở lại sau khoảng thời gian điều chỉnh trước đó. DPM và DCM xuất hiện sắc tím kịch trần với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 ngày, trong khi đó BFC cũng đóng cửa với mức giá trần.

Giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt trong tháng 10 và hướng tới mức kỷ lục cũng đã đẩy giá nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống trong nước trong phiên hôm nay. Sắc tím xuất hiện ở nhóm này với TAR, DBC và TAC. Còn ở ngành nông nghiệp, PMB và HAG cũng xuất hiện mức giá trần, giá HNG cũng tăng gần 5%, APC, HSL, SJF và VIF cùng tiến quanh mức 3%.

Khối ngoại mua ròng hơn 226 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng trên 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, GAS và CTG trên sàn HOSE. THD và CEO là những mã được mua ròng nhiều nhất tại sàn HNX.

13h50: VN-Index loanh quanh mốc 1,450 điểm

VN-Index đang cho thấy sự lạc quan trong khoảng thời gian đầu phiên giao dịch chiều khi đã vượt được ngưỡng 1,450 điểm. Tuy nhiên, sự giằng co đang dần trở lại. Chỉ số đại diện sàn HNX tiếp tục duy trì sắc xanh tích cực khi hiện đã tăng hơn 5 điểm và đạt mức 427 điểm.

Tích cực góp phần giúp VN-Index duy trì được sắc xanh đang là GAS với mức đóng góp hơn 1 điểm. Theo sau là PLX, VNM và DGC với việc góp lần lượt khoảng 0.5 điểm. Ở chiều ngược lại, bộ ba cổ phiếu “V” là VCB, VHM và VIC đang ra sức kìm hãm đà tăng của chỉ số khi lần lượt lấy đi khoảng 1 điểm.

Các hợp đồng tương lai tiếp tục biến động giằng co quanh tham chiếu. Điều này cho thấy sự do dự của cả bên mua lẫn bên bán.

Sự cân bằng đang diễn ra trong rổ VN30 khi số mã tăng và mã giảm cân bằng nhau với 13 cho mỗi bên. PLX và POW dẫn đầu sắc xanh với mức tăng lần lượt gần 3%. Kế đến là GAS, MWG, KDH, FPT và VNM tăng hơn 1%. Ở phía đối diện BID, HDB, VHM, VCB và VRE đồng loạt giảm hơn 1%.

Phiên sáng: Cố phiếu ngân hàng điều chỉnh, VN-Index giao dịch ảm đạm

Kết phiên sáng, VN-Index tăng 1.1 điểm, đạt mức 1,449.44 điểm; HNX-Index tăng 3.66 điểm, đạt mức 426.08 điểm. Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên mua với 503 mã tăng và 470 mã giảm. Trong rổ VN30, số mã tăng/giảm đang khá cân bằng với 12 mã tăng, 14 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Khối lượng giao dịch trên VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 509 triệu đơn vị, với giá trị đạt 14.1 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 97.3 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 2.1 ngàn tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, các mã GAS, PLX và VNM là những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index với mức đóng góp hơn 2 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM, VCB và BID là những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số.

Với chỉ số HNX-Index, đà bứt phá mạnh mẽ của IDC đang là động lực chính cho đà tăng của HNX-Index trong sáng nay. Ngược lại, BAB, PTI và L18 đang là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số.

Nhóm ngân hàng nhanh chóng xuất hiện điều chỉnh sau phiên khởi sắc trước đó. Cả nhóm hiện có 13 mã giảm, 4 mã tăng và 2 mã tham chiếu. Các mã BAB, BID, HDB, LPB, MSB… tạm dừng phiên sáng với mức giảm trên 1%, VCB giảm 0.9%, CTG giảm 0.8%, MBB giảm 0.7%. Ở chiều ngược lại, OCB tăng 1.4%, EIB tăng 0.8%, STB tăng 0.2%.

Diễn biến tại cổ nhóm cổ phiếu bất động sản trong phiên sáng khá phân hóa. Cả nhóm hiện có 31 mã tăng và 37 mã giảm. Ở chiều tăng, API ghi nhận sắc tím 9.97%, NRC tăng 5.8%, VPI tiếp tục bứt phá mạnh mẽ với mức tăng 5.4%, cùng thanh khoản cải thiện tích cực. Ở chiều ngược lại, DXS, CKG, CKE, BCE… ghi nhận sự điều chỉnh từ 1%-2%.

Chế biến thủy sản là ngành có diễn biến khởi sắc nhất thị trường trong sáng nay. Các mã FMC, IDI, CMX bật tăng hết biên độ, ANV và VHC cũng tăng xanh tích cực lần lượt 4.79% và 2.23%.

Nhóm cổ phiếu phân bón cũng bật tăng ấn tượng gần về cuối phiên. Cụ thể, dẫn đầu là DCM với mức tăng mạnh hơn 6.4%, LAS cũng tăng mạnh 5.3%, DPM tăng 4.6%, BFC tăng 3.4%.

Nhịp đập Thị trường 05/11: Nhóm ngân hàng đi ngược thị trường chung
Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 05/11. Nguồn: VietstockFinance

Chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 3.66%. Ngược lại, ngân hàng là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 0.7%.

Khối ngoại bán ròng 54.6 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 3.6 tỷ đồng trên sàn HNX. Trong đó, VHM và VIC là hai mã bị bán ròng nhiều nhất trên HOSE. THD là mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên HNX.

10h25: VN-Index giằng co quanh tham chiếu

Sau những phút khởi đầu với sắc xanh, VN-Index dần lùi về tham chiếu và hiện giao dịch quanh mức 1,448 điểm. Trong khi đó, HNX-Index vẫn đang tăng điểm rất tốt với hơn 3 điểm tăng, giao dịch quanh mức 425 điểm.

Các mã trong rổ VN30 đang có sự phân hóa với 15 mã tăng, 14 mã giảm và 1 mã đứng giá. Dẫn đầu đà tăng trong rổ hiện đang là POW và PLX khi cùng tăng gần 4%. Theo sau là các mã MWG, GAS, KDH. Ở chiều ngược lại, PNJ, VCB, BID là những mã giảm mạnh nhất rổ.

Về nhóm ngành, chế biến thủy sản tiếp tục tăng điểm mạnh và đang là một trong những ngành tăng mạnh nhất thị trường. Các mã FMC, IDI, CMX cùng nhau tăng hết biên độ, hai ông lớn ANV và VHC cũng tăng mạnh mẽ lần lượt ở mức 5.06% và 3.34%.

Cổ phiếu nhóm dầu khí đang giao dịch hết sức sôi động. Trong đó, PVD tăng mạnh gần 6%, POS tiến tốt gần 5%, PVE, PLX, OIL cùng tăng trung bình gần 4%.

Ngành bán lẻ cũng đang giao dịch khá tích cực. Trong nhóm, VGC bật tăng mạnh mẽ hơn 5%, MWG cũng có mức tiến tốt gần 2%, các mã khác như SVC, AMD, HAX cùng hiện sắc xanh tích cực.

Nhịp đập Thị trường 05/11: VN-Index chậm rãi tiến lên

Sắc xanh trải đều ở hầu hết các ngành nghề và giúp VN-Index tăng hơn 3 điểm khi bước vào đầu phiên cuối tuần.

VN30 đang lình xinh quanh mức tham chiếu, với 14 mã đang giao dịch tăng giá và 12 mã giảm nhẹ. Cổ phiếu MWG dẫn đầu đà tăng của rổ VN30, khi tăng gần 2%. Có lẽ thông tin MWG thành lập Công ty logistics vốn điều lệ 100 tỷ đồng đã có tác động tích cực lên giá cổ phiếu này. Ngay sau đó là GVR, PLX và VPB với mức tăng đều trên 1%. Ở chiều giảm giá là sự góp mặt của những ông lớn như VIC và PNJ với mức giảm quanh mức 1-2%.

Cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới thị trường là GVR, PLX và GEX, khi đóng góp tổng cộng gần 1 điểm tăng cho VN-Index. Trong khi đó VIC, SHB và SAB thay nhau cắt ngắn những điểm tăng ở đầu phiên của thị trường.

Nhóm chế biến thủy sản đang giao dịch tăng mạnh nhất thị trường. Trong nhóm này có tới 2 cổ phiếu tăng kịch trần là IDI và CMX. Ngoài mức tăng ấn tượng của 2 cổ phiếu trên, VHC, ANV hay FMC cũng đang tăng tương đối tốt, trung bình hơn 1%. Cước vận tải biển (Baltic Dry Index) lao dốc 11 phiên liên tiếp có thể là động lực giúp các cổ phiếu thủy sản tăng mạnh trong những phiên gần đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại