Nhìn lại 'thứ Hai đen tối' của chứng khoán toàn cầu
6.400 tỷ USD bốc hơi
"Ngày thứ Hai đen tối"
Hồi đầu tuần, Nikkei của Tokyo, Nhật Bản giảm 12%. Tại Seoul, Kospi giảm 9%. Tại New York, Nasdaq giảm 6% chỉ sau vài giây mở bán. Trong khi đó, chỉ số VIX - thước đo biến động của thị trường chứng khoán - tăng vọt.
Giữa lúc chứng khoán giảm, kéo theo sự sụt giảm của tiền điện tử, nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu kho bạc Mỹ được cho là tài sản an toàn nhất trong số tài sản kể trên.
Theo Bloomberg, biến động dữ dội của phiên mở cửa đầu tuần khiến giới đầu tư lo ngại. Chuyên gia nghĩ đến khả năng đây là đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu bắt đầu từ tuần tuần trước. Số khác lo lắng, cho rằng đây là dấu hiệu khởi đầu cho đợt suy thoái kéo dài.
Chứng khoán toàn cầu lao dốc, chuyên gia lo ngại suy thoái kinh tế. |
Trước đó, giới đầu tư chứng khoán cho rằng bộ ba giả định: Kinh tế Mỹ không thể suy thoái, AI được cách mạng hóa, sử dụng rộng rãi và Nhật Bản không bao giờ cắt lãi suất là trụ cột hỗ trợ cho sự tăng trưởng.
Giờ đây, dữ liệu báo cáo việc làm của Mỹ yếu, thu nhập các công ty chuyên về AI và việc Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất lần thứ hai trong năm làm lung lay tất cả, khiến thị trường chứng khoán chao đảo.
Thời gian qua, giới đầu tư lo ngại trước tình trạng cổ phiếu nhiều công ty liên tục lập đỉnh, loạn giao dịch chênh lệch lãi suất. Việc cổ phiếu Nvidia Corp. tăng 1.100% trong vòng chưa đầy hai năm, việc vay tiền ở Nhật Bản với lãi suất thấp, sau đó mang đầu tư sinh lãi 11% ở Mexico… khiến thị trường tài chính chao đảo.
Trong vòng 3 tuần, khoảng 6.400 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, theo Bloomberg.
Cơn hoảng loạn thị trường tạo ra nhiều rủi ro, nguy hiểm nhất là tình trạng bán tháo cổ phiếu. Nếu không được kiểm soát, can thiệp kịp thời, tình trạng trên phá hỏng hệ thống tài chính, làm chậm quá trình cho vay. Nguy hiểm hơn, đó là giọt nước tràn ly khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Ed Yardeni - nhà kinh tế học nghiên cứu thị trường suốt 50 năm qua - cho rằng sự sụp đổ đột ngột của thị trường gợi nhớ “thứ Hai đen tối” năm 1987, khi Dow Jones lao dốc không phanh với mức giảm 23%.
“Mọi thứ quá đáng sợ. Lúc đó, không ai tin kinh tế sắp rơi vào suy thoái. Tôi nghĩ điều tương tự đang xảy ra trong năm nay”, Ed Yardeni nói.
Phố Wall khiếp sợ
Giống Ed Yardeni, nhiều chuyên gia kinh tế lo sợ lịch sử “thứ Hai đen tối” lặp lại.
Khi các khoản lỗ chồng chất, Matt Maley - chuyên gia kinh tế tại tại Miller Tabak + Co. - hụt hẫng cho biết không còn hứng thú dù đang nghỉ mát tại London, Vương quốc Anh. Sau khi nhìn vào thị trường, Matt Maley nhắc đến vụ sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu năm 1987, lo ngại cú sốc gần 40 năm trước trở lại lần nữa khiến ông sụp đổ.
"Tôi không dám dậy nếu tình trạng cứ thế này. Tôi nhớ rõ "ngày thứ Hai đen tối" năm 1997 diễn ra thế nào”, Maley nói.
Gần đây, loạt báo cáo doanh thu ở các công ty công nghệ cho thấy họ không có lời khi đầu tư vào trí tuệ nhân tạo. Amazon.com Inc. và Intel Corp. đều lao dốc sau những kết quả đáng thất vọng. Điều đó trái ngược với xu hướng tăng mạnh, nhiều lần đạt đỉnh của cổ phiếu công nghệ. Nghịch lý trên khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, gây ra nhiều đợt biến động của thị trường chứng khoán.
Tình trạng cổ phiếu lao dốc đang lan rộng phạm vi toàn cầu. |
Tại Phố Wall, chuyên gia kinh tế bắt đầu dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải can thiệp bằng cách giảm điểm hoặc có hành động, phát ngôn trấn an thị trường trong các cuộc họp. Đây là động thái thường thấy của Fed giữa lúc khủng hoảng.
Shoki Omori - trưởng phòng chiến lược của Mizuho Securities - đến văn phòng từ 6h sáng, sẵn sàng cho đợt biến động lớn của thị trường. Tuy nhiên, những gì diễn ra khiến ông hoàn toàn ngạc nhiên, nhất là tình trạng bán tháo cổ phiếu diễn ra với quy mô lớn.
Từ Phố Wall và Tokyo - Nhật Bản, tình trạng thị trường chứng khoán khủng hoảng lan rộng nhiều thị trường khác ở châu Á và châu Âu. Bloomberg đồng thời ghi nhận chứng khoán ở nhiều nơi lao dốc, gần đây là thị trường châu Mỹ.
Vụ khủng hoảng ngành chứng khoán đang lan sang thị trường tín dụng. Hiện, ít nhất hai công ty lớn gồm SBA Communications (nhà cung cấp cơ sở hạ tầng không dây) và SeaWorld Parks (nhà điều hành công viên giải trí SeaWorld Parks & Entertainment) hoãn các hợp đồng cho vay với tổng giá trị lên đến 3,8 tỷ USD.
Sau khi đóng cửa chiều 6/8, cổ phiếu phục hồi mức thấp. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,4%, thị trường trái phiếu dần ổn định. Tuy nhiên, điều đó không làm dịu nỗi lo về thu nhập và nền kinh tế của giới đầu tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận