Nhìn lại đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu các năm qua
Trong những năm 2010 – 2015.
• Nợ xấu thực toàn hệ thống lên tới trên 17% tại thời điểm cuối 2012. Luật các tổ chức tín dụng 2010: Đặt ra quy định về tỷ lệ sở hữu, giới hạn cho vay, giao dịch của cá nhân, tổ chức và người liên quan.
• Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD 2011 – 2015: Công cụ room tín dụng, mua bán sáp nhập, VAMC.
Kết quả: Các ngân hàng tập trung tái cơ cấu bảng cân đối, bước đầu khoanh nợ xấu đưa ra ngoại bảng. Nợ xấu nội bảng về dưới 3% cuối 2015
Trong những năm 2016 – 2020.
• Nghị quyết 42: Đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm, tăng cường vai trò của VAMC.
• Thông tư 41 (Basel 2), Thông tư 22: Tăng cường năng lực tài chính, quản trị, bộ đệm vốn.
Kết quả: Nhiều ngân hàng hoàn thành xử lý nợ xấu VAMC, cơ cấu sở hữu tại phần lớn các ngân hàng ổn định với sự tham gia của cổ đông nước ngoài, hoạt động minh bạch, hiệu quả ngày càng cao. Nợ xấu gộp giảm xuống đạt 3,8% cuối 2020.
Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu 2021 – 2025:
• NHNN điều hành chủ động, linh hoạt: duy trì ổn định hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu nợ chậm trả trong ngắn hạn, tiếp tục tạo điều kiện cho các ngân hàng tích lũy lợi nhuận và nguồn lực để xử lý nợ xấu tồn đọng. Hoạt động M&A ngân hàng tiếp tục được triển khai.
• Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi – dự kiến thông qua trong 2024: Kỳ vọng là cơ sở giúp hệ thống ngân hàng giảm rủi ro, giải quyết các vấn đề về sở hữu chéo, cho vay sân sau.
Tuy vậy, các quy định liên quan đến luật hóa xử lý nợ xấu, giới hạn sở hữu và cấp tín dụng, cơ chế giám sát… cần thời gian để hoàn thiện và hướng dẫn cụ thể sau khi ban hành, do đó hiệu quả sẽ mang tính dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận