Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Quan chức ngành y tế toàn cầu đang rất muốn ngăn chặn tình trạng đáng thất vọng như với Covax lặp lại.
Việc nhiều nước chạy đua mua thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 của Merck & Co thậm chí ngay cả trước khi thuốc này được cấp phép đang khiến nhiều người lo ngại về khả năng một số nước nghèo hơn sẽ có thể bị bỏ lại phía sau, tình trạng thua thiệt như khi phân phối vắc xin COVID-19 sẽ lại lặp lại.
Theo Bloomberg, sáng kiến toàn cầu trong việc triển khai các loại thuốc COVID-19 như Merck hiện đang đương đầu với rủi ro giống như phân phối vắc xin COVID-19 thông qua Covax trước đây; sẽ chẳng có cơ cấu nào nhằm đàm phán về hợp đồng và các nước cung ứng, kết quả điều tra độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh.
Merck đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc cấp phép cho việc thử nghiệm thuốc. Cho đến nay, một số nước giàu có hoặc thu nhập trung bình bao gồm Australia, Singapore, Malaysia và Thái Lan đã tiếp bước Mỹ trong việc đặt trước rất nhiều thuốc molnupiravir hoặc đã khởi động các cuộc đối thoại để mua được nó.
Quan chức ngành y tế toàn cầu đang rất muốn ngăn chặn tình trạng đáng thất vọng như với Covax lặp lại. Covax là chương trình được WHO và một số nhóm khác điều phối nhằm phân phối vắc xin. Nỗ lực này đã bị cản trở sau khi chính phủ nhiều nước giàu có trên thế giới chạy đua giành nguồn thuốc để bảo vệ dân chúng nước họ trước, trong nhiều trường hợp thậm chí đã bắt đầu tiêm cả mũi bổ sung.
Giám đốc khu vực Bắc Mỹ chương trình sáng kiến thuốc không lợi nhuận, ông Rachel Cohen, tuyên bố: “Chúng ta đã học được bài học chưa? Phần đông những người thu nhập thấp và trung bình chưa được tiêm vắc xin COVID-19 và lẽ ra có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc này nếu họ được tiêm đủ sớm”.
Theo phân tích của ông Cohen, việc có được thêm nhiều loại thuốc kháng virus có thể coi như tin tốt lành, thế nhưng hoạt động xét nghiệm cần được đẩy nhanh hơn nhằm phát hiện sớm các ca lây nhiễm, khi dùng thuốc ở giai đoạn đó, thuốc mới phát huy hiệu quả tốt nhất. Việc thuốc này sẽ có giá bao nhiêu, ai được sử dụng nó và ai không được sử dụng nó hiện vẫn còn là những câu hỏi lớn.
Nhiều nước đang chạy đua để có được những liều thuốc molnupiravir đầu tiên. Vào tháng 6/2021, Mỹ đã đồng ý trả 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liều molnupiravir, mức giá này tương đương 700USD/liều. Australia, Malaysia, Singapore và New Zealand mới đây đã đặt hàng còn Thái Lan đang chốt những điều khoản cuối cùng. Tính chung, khoảng 10 nước đã ký kết hợp đồng hoặc đối thoại để mua thuốc molnupiravir, theo số liệu của Airfinity.
Trước khi đại dịch COVID-19 chấm dứt, nước Mỹ đã bắt tay chuẩn bị cho cuộc chiến với đại dịch kế tiếp, theo Washington Post.
Áp dụng theo mô hình phát triển thuốc điều trị HIV, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/6 công bố kế hoạch trị giá 3,2 tỷ USD để phát triển các loại thuốc giúp nước Mỹ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa của virus trong tương lai.
Kế hoạch của Washington là đầu tư dài hạn vào các giai đoạn từ nghiên cứu khoa học cơ bản tới phát triển các loại thuốc mới, cũng như kiểm tra tiềm năng của những loại thuốc đã có hiện nay.
Ưu tiên ban đầu của chương trình là virus corona. Tuy nhiên, ngân sách sau đó sẽ được rót vào các chương trình hợp tác phát triển thuốc, tập trung vào các loại virus có nguy cơ gây ra đại dịch toàn cầu.
"Mục tiêu của chương trình là xúc tiến phát triển các loại thuốc mới chống COVID-19, nhưng đồng thời cũng tạo ra cấu trúc bền vững chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại bất cứ đại dịch nào khác trong tương lai", bác sĩ Anthony Fauci cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường