Nhiệm kỳ 2 của chủ tịch Fed Jerome Powell và tác động lên tài sản rủi ro, bất động sản, lạm phát
Ông Powell cùng với phó chủ tịch Lael Brainard đương đầu với thách thức mới: lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu rút đi một số chính sách hỗ trợ khi đại dịch COVID-19 tệ hại nhất.
Người đàn ông từng giúp cứu thị trường chứng khoán Mỹ khỏi đại dịch COVID-19 sẽ có thêm 4 năm nữa tại vị.
Theo Bloomberg, thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden lựa chọn ông Jerome Powell để tiếp tục tại vị thêm 4 năm nữa trong cương vị chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong vòng 2 năm trước đầy sóng gió, việc Fed quyết định hạ lãi suất cơ bản đồng USD và đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đã giúp nước Mỹ tránh được suy thoái kinh tế kéo dài, ông Powell vì vậy đã nhận được lời khen từ cả các nhà chuyên môn và nhà đầu tư nghiệp dư.
Giờ đây ông Powell, cùng với phó chủ tịch Lael Brainard, đang đương đầu với thách thức mới: lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu rút đi một số những chính sách hỗ trợ trong thời kỳ tệ hại nhất của đại dịch COVID-19.
Các trách nhiệm chính của Fed là giữ cho giá cả ở mức ổn định, định hướng các quyết định khi nào nên nâng hoặc hạ lãi suất để giúp càng nhiều người có việc càng tốt. Việc Ngân hàng Trung ương Mỹ làm gì và việc ông Powell được tái bổ nhiệm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống tài chính người Mỹ, từ mục tiêu mua nhà của họ cho đến tiết kiệm lúc về hưu hay giá cả họ mua bán thực phẩm hàng ngày.
Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại quỹ Truist Advisory Services, ông Keith Lerner, việc tái bổ nhiệm ông Powell phát đi thông điệp rằng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ vẫn tiếp tục, tuy nhiên nó tích cực đối với những người đầu tư cho về hưu và tiết kiệm.
Dù vậy, vị trí chủ tịch Fed chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và đầu tư, đó cũng chính là nơi mà xu hướng của dịch COVID-19 diễn biến, hướng diễn biến của nền kinh tế và các vấn đề của chuỗi cung ứng.
Dưới đây là một số lĩnh vực sẽ chịu ảnh hưởng từ quyết định bổ nhiệm chủ tịch Fed mới nhất, theo thống kê của Bloomberg:
Tiền mã hóa và tài sản rủi ro
Trong vòng 2 năm gần nhất, giá của các tài sản đầu tư rủi ro cao như tiền mã hóa và cổ phiếu của các công ty công nghệ không có lợi nhuận vẫn tăng chóng mặt. Tại sao lại như vậy? Đó là sự kết hợp của yếu tố lãi suất thấp, tiết kiệm người dân tăng cao và gói kích cầu từ chính phủ Mỹ.
Nhìn vào thị trường tiền mã hóa, hiện đang có hai loại tiền với giá trị vốn hóa mỗi loại ước tính 24 tỷ USD. Trong khi đó, giá của bitcoin đã tăng gần gấp đôi tính từ đầu năm nay còn công ty sản xuất thiết bị điện không mang lại lợi nhuận có tên Rivian Automotive gần đây đã huy động 12 tỷ USD trong đợt IPO lớn nhất của năm nay.
Nếu ông Powell chậm nâng lãi suất cơ bản đồng USD, nhà đầu tư vẫn lạc quan về những kỳ vọng rủi ro như được nhắc đến ở trên.
Ngoài ra, hiện cũng có luận điểm cho rằng tiền mã hóa có thể coi như công cụ ngừa lạm phát dù rằng mối quan hệ này chưa rõ ràng. Nhiều người ủng hộ cho rằng bởi đồng tiền mã hóa chỉ có nguồn cung hạn chế, chúng không thể bị hạ giá cả, không giống đồng USD hay nhiều loại tiền truyền thống khác.
Nhìn chung, hiện đang tồn tại nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến việc các thị trường sẽ diễn biến như thế nào nếu không có thêm sự hỗ trợ từ Fed, theo phân tích của chủ tịch công ty quản lý tài sản Bone Fide Wealth – ông Douglas Boneparth.
Lãi suất thấp trong thời kỳ của ông Powell đã khiến nhiều người tiêu dùng vay mua nhà thế chấp. Cùng với việc hạn chế nguồn cung, giá bất động sản tăng mạnh hơn, việc ông được tái bổ nhiệm càng khiến cho không khí nóng hơn nữa.
Không ít chuyên gia nhận định kỳ vọng lãi suất thấp trong thời gian dài sẽ vẫn đẩy giá nhà tăng bởi lãi suất thế chấp vẫn ở dưới những mốc lịch sử.
Thông tin này sẽ tốt với những người bán nhà và có tham gia vào ngành kinh doanh bất động sản, tuy nhiên nó khiến cho người mua nhà gặp khó khăn hơn, đặc biệt với những người tìm kiếm mua căn nhà đầu tiên. Tháng 9/2021, một cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ người tin rằng hiện tại là thời điểm tốt nhất để mua nhà giảm xuống còn 29%. Lần gần nhất người Mỹ bi quan đến nhu vậy là vào cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ năm 1982, khi đó lãi suất thế chấp trung bình cố định thời hạn 30 năm 15% so với mức 3% hiện nay.
Lạm phát
Người Mỹ hiện giờ đang vô cùng lo lắng về vấn đề lạm phát, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn 20 năm. Giá cả của hàng loạt loại mặt hàng, từ xà phòng Dove cho đến kem đều tăng mạnh.
Để ứng phó với điều này, Fed sẽ cần phải phải đẩy sớm khung thời gian nâng lãi suất cơ bản đồng USD hiện vẫn đang ở gần mức 0%. Ngân hàng trung ương hiện đã có kế hoạch giảm mua trái phiếu và nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất cơ bản trong tháng 6.
Việc rút đi các biện pháp hỗ trợ chính sách tiền tệ sẽ có thể khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm, thế nhưng thông điệp rõ ràng của ông Powell với phố Wal và cách tiếp cận thận trọng sẽ giúp làm giảm những tác động xấu đến thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận