Nhật Bản chính thức thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản xác nhận rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương ở giai đoạn đầu tiên, được mô tả là giai đoạn “Bằng chứng khái niệm (PoC)” .
Bắt nhịp xu thế
Trong mộttuyên bố ngắn về hoạt động này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản(BoJ)cho biết sẽ thử nghiệm các chức năng cơ bản của tiền kỹ thuật số thuộc Ngân hàng Trung ương (CBDC) như phát hành, phân phối và mua lại. Mục đích là để khám phá tính khả thi về mặt kỹ thuật củađồng yên kỹ thuật số, dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 3/2022.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản xác nhận rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương ở giai đoạn đầu tiên, được mô tả là giai đoạn “Bằng chứng khái niệm (PoC)”
Theo đó, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) là tiền do nhà nước điều hành, trong trường hợp của Nhật Bản, sẽ là một phiên bản kỹ thuật số của đồng yên Nhật. Chúng tương tự như stablecoin, được chốt theo tỷ lệ 1: 1 với một loại tiền pháp định cụ thể. Tuy nhiên, chúng thường không chạy trên blockchain và Ngân hàng Trung ương duy trì quyền đối với sổ cái.
Trước đó, BoJ cũng đã công bố một tài liệu về CBDC và vạch ra ba động lực tiềm năng của nó. Bao gồm:
Không những thế, BoJ chắc chắn không muốn bỏ lỡ sự quan tâm mang tính toàn cầu về CBDC, khi các sáng kiến ở nhiều quốc gia khác đang được tiến hành như: Cácthử nghiệm nhân dân tệ kỹ thuật sốcủa Trung Quốcđã tiến triển thànhlàn sóngthử nghiệmthứ hai; Bahamas đã tung rađồng đô la Sandvào năm ngoái. Các quốc gia Caribe khác đang theo sau, vớiĐông Caribebắt đầu thử nghiệm dựa trên blockchain vàJamaicacông bố kế hoạch CBDC không bao gồm blockchain.
Một vị chuyên gia phân tích, các báo cáo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, Tokyo và Seoul đang chơi một trò chơi “điên cuồng” để bắt kịp Trung Quốc với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Cả hai nước đều không muốn để Trung Quốc vượt quá xa trong cuộc đua CBDC.
“Trong khi đó, Bắc Kinh và Nga đều xác định việc phát hành CBDC là một phần của chiến lược lớn hơn để giúp họ loại bỏ đồng USD khỏi hệ sinh thái giao dịch của mình. Ngoài ra, các Ngân hàng Trung ương đã tăng cường các nỗ lực CBDC của họ, ít nhất một phần để ngăn chặn mối đe dọa từ tiền điện tử”, vị chuyên gia nói.
Thận trọng nhưng tò mò
Lập trường thận trọng nhưng tò mò của Nhật Bản cũng tương tự như nhiều Ngân hàng Trung ương khác. Có thể kể đến như Ngân hàng Trung ương Anh vào tháng trước cho biết, CBDC sẽ cần được thiết kế rất cẩn thận và có thể đưa ra những thách thức đáng kể khi được giới thiệu.
BoJ coi hai đặc điểm quan trọng của CBDC là khả năng tiếp cận toàn cầu và khả năng thực hiện thanh toán ngoại tuyến
Ông Uchida, giám đốc điều hành của BoJ giải thích, mặc dù không có gì thay đổi trong quan điểm của Ngân hàng rằng “hiện tại không có kế hoạch phát hành CBDC”, nhưng việc bắt đầu các thử nghiệm ở giai đoạn này là một bước cần thiết.
Nếu sau một năm, ngân hàng nhận thấy giai đoạn PoC đã có kết quả, thì ngân hàng sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thí điểm.
“Không phải là chúng tôi cần đưa ra các giải pháp ngay lập tức, nhưng chúng tôi hiểu rằng, vào một thời điểm nào đó trong tương lai có thể cần sử dụng CBDC như một phần của các giải pháp", ông Uchida nhấn mạnh.
Vào tháng 3,Thống đốcBoJ, ôngHaruhiko Kurodacũng đã nói về mục tiêu của Nhật Bản hơi khác so với hầu hết các nước, do sử dụng quá nhiều tiền mặt trong thanh toán bán lẻ và trận động đất và sóng thần năm 2011, gây ra gián đoạn trên diện rộng.Do đó, BoJ coi hai đặc điểm quan trọng của CBDC là khả năng tiếp cận toàn cầu và khả năng thực hiện thanh toán ngoại tuyến.
Về khả năng tiếp cận toàn cầu, Ngân hàng sẽ không giới hạn người dùng có thể sử dụng CBDC. Vì vậy, nó sẽ không hạn chế quyền truy cập vào một thiết bị cụ thể và có tới 65% tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở Nhật Bản.
Đối với, thanh toán ngoại tuyến, đầu tiên phải kiểm tra việc sử dụng chip (IC) trên thẻ sim nhưng với điện thoại phổ thông chứ không phải điện thoại thông minh. Kết luận là nó không thực tế vì một số lý do, đặc biệt là nó không thân thiện với người dùng.
Đối với mỗi tùy chọn thiết bị, phân tích của Ngân hàng về mức độ sẵn sàng ngoại tuyến dựa trên năm tiêu chí, là: Cách lưu trữ giá trị tiền tệ, giao tiếp giữa người dùng, xác minh giao dịch bao gồm cả người dùng, khả năng nhập lệnh thanh toán và liệu dữ liệu có thể được lưu trữ mà không cần điện hay không.
Những thách thức lớn đối với các giao dịch ngoại tuyến sẽ là bảo mật, chống hàng giả cũng như các quy trình chống rửa tiền. Về việc ngăn chặn chi tiêu gấp đôi, Ngân hàng đề cập đến cơ chế khóa, để số tiền của sổ cái không thể được chuyển cho đến khi nó giao tiếp với thiết bị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận