Nhân tố nào cho đầu tư thành công
Tôi đã luôn ngưỡng mộ những tiền bối có những thông tin nội bộ của doanh nghiệp nào đó hay những thông tin về ngày nào giờ nào sẽ có đội lái hay cá mập gom hàng, đẩy giá cổ phiếu nào lên.
Tôi đã luôn ngưỡng mộ những tiền bối luôn nắm bắt được các cơn sóng ngành, mà có thể đem lại lợi nhuận 30-50% trong ngắn hạn.
Tôi đã luôn ngưỡng mộ những chuyên gia phân tích kĩ thuật - những người tạo nên được hệ thống lọc tín hiệu của riêng họ.
Dù vậy
Không ai có tất cả thông tin nội bộ của doanh nghiệp đủ ngành nghề hay các đội cá mập. Có thể mình đạt được lợi nhuận tốt nhờ thông tin nội bộ của mã này nhưng sẽ gặp thua lỗ khi thông tin về mã khác có sự thiếu sót dù các phân tích về vĩ mô hay kỹ thuật đều cho tín hiệu tích cực.
Không ai hiểu sâu sắc tất cả nhóm ngành để nắm bắt mọi cơn sóng to nhỏ. Họ sẽ là chuyên gia trong lĩnh vực mình am hiểu nhưng sẽ gặp khó khăn khi nhận định một mã thuộc lĩnh vực nhóm ngành khác.
Không ai đảm bảo được mô hình phân tích kỹ thuật của mình là toàn diện trước mọi biến cố thị trường.
ĐIỀU GIỐNG NHAU GIỮA CẤC NHÀ ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ LÀ SỰ ỔN ĐỊNH.
Năm 2021 chứng kiến số lượng vượt bậc NĐT mới gia nhập thị trường. Và nhiều người đã trải qua liên tục những lần điều chỉnh nặng nề của thị trường ( tháng 1 hay thang 7/2021) và chịu mất toàn bộ lãi hay thậm chịu thua lỗ ít nhiều. Tuy vậy,xét ở phương diện NĐT cá nhân ( Môi giới thì cũng là NĐT cá nhân), những tiền bối tôi ngưỡng mộ đều cho thấy lợi nhuận ổn định trong mọi điều kiện thị trường cho bản thân họ và cả khách hàng của họ (nếu là môi giới) dù cho họ tiếp cận thị trường từ những góc nhìn, phương pháp, triết lý đầu tư khác nhau hay có những mạng lưới thông tin khác nhau.
BỞI VÌ HỌ HIỂU RÕ VÀ LUÔN ĐỨNG TRONG VÒNG TRONG NĂNG LỰC CỦA MÌNH
Warren Buffet đã nhắc đến vòng tròn năng lực trong thư gửi cổ đông năm 1996.
Theo ông: “Tùy vào sở thích và công việc của mỗi người, họ sẽ có 1 vòng tròn năng lực riêng.
Điều quan trọng không phải là phạm vi của vòng tròn (biết nhiều ngành nghề) mà là ranh giới của chúng”
Những vòng tròn này đại diện cho sự khác biệt, KHÔNG PHẢI cách biệt giữa NĐT hay môi giới với nhau.
Có những khách hàng của tôi chỉ tập trung 1,2 mã cổ phiếu và mua bán liên liên tục 10 lần cổ phiếu đó,tối ưu rất nhiều lợi nhuận có thể đạt được. Có những người bỏ thời gian tìm hiểu kĩ một số nhóm ngành nhất định và qua từng năm chỉ tập trung đầu tư thuộc các nhóm ngành đó, tạo nên lợi nhuận ổn định trong biến động thị thị trường. Có người chuyên mua ở đáy cũng có người chuyên mua khi cổ phiếu chuẩn bị bứt phá đỉnh.
Điều giống nhau là họ giỏi trong phương pháp của mình cũng như luôn duy trì sự nhất quán, kỷ luật với phương pháp đó. Họ hiểu rõ một người có thể là chuyên gia trong vòng tròn của mình, nhưng lại là kẻ khờ khi đứng ngoài ranh giới….
Để thành công LÂU DÀI trên TTCK, nhà đầu tư nên cân nhắc trui rèn phương pháp của bản thân họ ,có thể là sự kết hợp của nhiều triết lý, phần mềm kĩ thuật hay nguồn thông tin khác nhau nhưng đều là thứ họ làm tốt nhất.
Nhà đầu tư mới / không chuyên có thể chọn con đường ngắn hơn là đi theo tư vấn của những nhà đầu tư kinh nghiệm hơn hay môi giới ở các CTCK. Tuy vậy, khi đặt niềm tin vào người tư vấn cũng là đặt niềm tin vào phương pháp, phong cách,triết lý của họ. Đừng nhìn vào hiệu quả ngắn hạn của người tư vấn khác để cho rằng phương pháp của người ta tốt hơn.
Nhắc lại, không có phương pháp tốt hơn, mà là người tốt hơn trong phương pháp đó.
Chính nhờ triết lý đầu tư đơn giản, đứng yên trong vòng tròn năng lực của mình đã giúp Warren Buffett tránh được nạn đầu cơ các công ty công nghệ năm 2000 (Dot com bubble).
Dù rằng sau này, chính WB cũng thừa nhận đã để lỡ nhiều cơ hội để tích lũy những cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh tuyệt vời như Apple, Microsoft hay Amazon…
Ông chia sẻ lại rằng:
“Tôi không hiểu gì về chúng cả, quá khó để dự phóng doanh thu trong tương lai.”
Đừng vội vã săn đón những con sóng “Hot” như cảng biển, bất động sản hay thủy sản,... đã và đang xuất hiện. Việc nhảy nhót chỉ làm chúng ta thiếu nền tảng và dễ tổn thương khi thị trường biến động.
Sàn Hose hiện tại được phân loại theo chuẩn phân loại quốc tế GICS (Global Industry Classification Standards) bao gồm khoảng 10 lĩnh vực, 24 nhóm ngành, 68 ngành, 154 tiểu ngành khác nhau. Việc am hiểu cụ thể từng doanh nghiệp, ngành hay nhóm ngành đều yêu câu rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức.
Việc hiểu rõ doanh nghiệp, hay nhóm ngành không chỉ giúp chọn DN tốt nhất của ngành đó mà còn cho chúng ta cơ sở vững chắc để nắm giữ qua biến động tiêu cực nhất thời hay khi tất cả đều nói rằng giá cổ cổ phiếu đã lên quá cao rồi.
Bài viết có lẽ hơi dài cho một bài đăng thường thấy trên 24h Money. Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây và hy vọng bài viết sẽ đóng góp chút hữu ích trên chặng đường đầu tư tư thành công của mọi người.
Thân ái!
Nếu bài viết, bổ ích các bạn nhớ like, follow mình nhé để đón đọc các bài viết mới hay hơn, chất lượng hơn.
Để nhận tư vấn chi tết hơn vui lòng liên hệ Khánh - Zalo 0345818577 hoặc đăng ký tại đây để tham gia group tư vấn và chia sẻ chi tiết các cơ hội đầu tư. |
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường