Nhận định về CTG: Áp lực trích lập dự phòng, lợi nhuận quý 2 giảm mạnh
Vùng cản tiếp theo cho CTG sẽ là vùng cản từ 34.65 – 35.5. Trong tuần giao dịch từ 2/8 – 6/8, CTG chưa thể chinh phục vùng cản này. Tuy nhiên việc đi ngang ở vùng giá quanh 34 sẽ là tiền đề để CTG có thể vượt qua ngưỡng cản này trong tuần giao dịch tới.
Góc nhìn cơ bản:
Thông tin chính từ báo cáo tài chính quý 2
Chỉ số khác:
Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = 1.37%
Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = 20.76%
Tỉ lệ nợ xấu = 1.34%
Tỉ lệ nợ quá hạn = 1.73%
Tỉ lệ trích lập / nợ xấu = 129%
Tỉ lệ trích lập / nợ quá hạn = 99.8%
Tỉ lệ tiền gửi không kì hạn CASA = 17.85%
Biên lãi thuần NIM = 1.52%
Tỉ suất LNST / Doanh thu = 20.53%
Tỉ suất LNTT / Doanh thu = 25.58%
Đánh giá chung về cơ bản của CTG:
Tỉ lệ đòn bẩy tài chính của CTG sử dụng là khá cao ở ngưỡng 15.8 và tăng so với cùng kì năm 2020.
Doanh thu quý 2 và doanh thu lũy kế của CTG tăng trưởng nhẹ lần lượt là 4.75% và 1.31% so với cùng kì. Nhưng nhờ việc chi phí lãi vay cũng giảm từ 12,554 tỷ xuống còn 10,878 tỷ, giúp CTG tạo ra sự tăng trưởng cao trong thu nhập lãi thuần
Tuy nhiên, do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của CTG tăng đột biến, gấp 3.2 lần so với cùng kì: từ 2,207 tỷ lên thành 7,106 tỷ khiến cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của CTG trong quý 2 bị sụt giảm mạnh mẽ.
Tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của CTG không quá cao, lần lượt là là 1.34% và 1.73%. Nhưng tỉ lệ nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của CTG lại rất cao với giá trị 12,293 tỷ, chiếm 1.14% tổng tín dụng. Đây là nhóm nợ phải trích lập dự phòng nhiều nhất và là lý do cho chi phí dự phòng rủi ro cao đột biến của CTG.
Góc nhìn kĩ thuật:
CTG kết thúc phiên giao dịch 6/8 với mức giảm nhẹ 0.05 điểm (-0.15%) và đóng cửa ở 34.15. Đây là 1 phiên giao dịch đã xuất hiện các nỗ lực đi lên của CTG từ sớm nhưng càng về cuối phiên, áp lực bán từ những nhà đầu tư đã mua CTG ở các vùng giá cao cùng với sự không ủng hộ của thị trường chung đã khiến CTG đóng cửa trong sắc đỏ.
Hiện tại, CTG đã có khoảng 6 phiên giao dịch đi ngang trong vùng giá quanh 34 để hấp thụ bớt lực bán của những nhà đầu tư đã mua CTG ở các vùng giá cao.
Vùng cản tiếp theo cho CTG sẽ là vùng cản từ 34.65 – 35.5. Trong tuần giao dịch từ 2/8 – 6/8, CTG chưa thể chinh phục vùng cản này. Tuy nhiên việc đi ngang ở vùng giá quanh 34 sẽ là tiền đề để CTG có thể vượt qua ngưỡng cản này trong tuần giao dịch tới.
Nếu chinh phục thành công mức giá 35.5, ngưỡng kháng cự tiếp theo cho CTG là ở quanh 37.5, đây là vùng gần vùng đỉnh và có số lượng lớn các nhà đầu tư kẹt hàng CTG và cùng là vùng cản của MA50. Vì thế, đây được đánh giá là vùng cản mạnh và những rung lắc chắc chắn sẽ xuất hiện khi CTG tiến gần đến vùng giá này.
Kết luận:
Về cơ bản, CTG có rủi ro tín dụng khi giá trị nợ có khả năng mất vốn cao nhưng đã được dự phòng bằng chi phí trích lập rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, điều này cũng làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của CTG.
Về kĩ thuật, trong ngắn hạn lựa chọn phù hợp nhất cho CTG là NẮM GIỮ khi CTG đã khá gần vùng đáy và CTG đã có 1 tuần giao dịch đi ngang ở quanh ngưỡng giá 34 là động lực để chinh phục vùng giá 35.5.
Khi CTG tiến đến gần vùng giá 37.5, nhà đầu tư có thể cân nhắc hạ tỉ trọng CTG để tránh áp lực bán mạnh mẽ ở vùng đỉnh cũ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận