24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cô Thắm Đầu Tư Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhận diện cổ phiếu rác

Thời gian vừa qua trên thị trường chứng khoán xuất hiện một số cổ phiếu làm ăn bết bát nhưng xào nấu báo cáo tài chính đánh lừa nhà đầu tư, trong đó có cổ phiếu họ Louis hay FLC, thường được gọi là cổ phiếu rác. Chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về khái niệm và đặc điểm của loại cổ phiếu này ?

- Khái niệm: Cổ phiếu "rác" là những cổ phiếu được bơm thổi, thổi phồng nhiều hơn so với giá trị thực của nó.

- Đặc điểm:

+) Là các cổ phiếu có giá tăng khá mạnh và nhanh hay tăng nóng trong 1 thời gian ngắn, mặc dù không có nền tảng cơ bản tốt. Sau đó lại giảm sàn la liệt.

+) Là cổ phiếu của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, đang trong chu kỳ suy thoái, cục diện rất xấu, giá trị của cổ phiếu cao hay thấp chỉ đơn thuần phụ thuộc vào “marketing” và mức độ tin cậy mua vào của các nhà đầu tư.

+) BCTC có nhiều vấn đề, chế cháo nặng nề, chất lượng tài sản và chất lượng lợi nhuận luôn là những dấu hỏi lớn với cổ đông, ban lãnh đạo không liêm chính.

+) Và những cổ phiếu này thường thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư khi được làm giá tăng trần liên tiếp nhiều phiên, qua các bài quảng cáo, hội nhóm hô hào.

2/ Với những đặc điểm như vậy thì liệu có cơ hội sinh lời nào không nếu như nhà đầu tư không may mua phải cổ phiếu này? Thưa chị?

Chu kỳ của một cổ phiếu rác thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

+) Giai đoạn 1: Hành động gom cổ phiếu một cách cẩn thận

Một số cá nhân hay tổ chức bắt đầu tiến hành gom cổ phiếu với số lượng lớn đồng thời để không làm giá tăng cao, tạo sự chú ý thì họ sẽ tiến hành trong khoảng thời gian dài qua nhiều phiên liên tiếp, và mua số lượng nhỏ trong từng phiên. Chính vì vậy, giá cổ phiếu thường có diễn biến đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ trong trong giai đoạn này.

+) Giai đoạn 2: Bắt đầu cuộc chơi

Sau khi đã gom đủ số lượng cổ phiếu trong tay, đảm bảo có thể kiểm soát được lượng cung so với hàng trôi nổi trên thị tường bắt đầu kéo giá lên. Lúc này khi một số nhà đầu tư khác bắt đầu để ý và nhận thấy sự gia tăng trong khối lượng giao dịch sẽ mua vào. Lượng người mua tăng đột biến sẽ khiến giá cổ phiếu tăng giá mạnh hơn.

+) Giai đoạn 3: Hiệu ứng FOMO

Những thông tin thổi phồng bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, hay hội nhóm đầu tư. Lúc này càng nhiều nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái FOMO, sợ bị bỏ lỡ, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ mới bắt đầu bước chân vào thị trường càng mua nhiều hơn. Giá cổ phiếu lúc này được đẩy lên rất nhanh, tăng liên tục trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp. Tính thanh khoản cũng tăng mạnh, hoạt động mua bán cũng sôi nổi hơn.

+) Giai đoạn 4: Kết thúc giai đoạn của cổ phiếu

Đây là giai đoạn cuối cùng, những người tham gia từ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chốt lời dần. Lúc này khối lượng giao dịch bắt đầu tăng lên, biên độ giao động cũng tăng lên khiến nhiều người muốn bán cổ phiếu của mình dẫn đến những phiên giá cổ phiếu giảm mạnh hoặc thậm chí nằm sàn.

Có thể thấy, nhưng ai tham gia được ở giai đoạn 1 và 2 và chốt lời sớm sẽ có cơ hội sinh lời.

3/ Nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 85% tổng giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để nhận diện đúng mã cố phiếu mình cần. Theo chị đâu là những dấu hiệu nhà đầu tư cần lưu ý để nhận diện 1 cổ phiếu rác, tránh những rủi ro không đáng có?

- Tăng vốn khủng trước và cả sau khi lên sàn. Việc tăng vốn này không mang lại dòng tiền thật, mà chủ yếu đến từ góp vốn bằng tài sản, mua các công ty liên doanh, liên kết để hợp thức hóa vốn góp, và hầu hết trường hợp các công ty liên doanh liên kết đó không nằm trong chuỗi giá trị của công ty mẹ. Từ đó làm tổng tài sản tăng lên, phình to, nhưng không có nguồn lực tài chính nên không thể giúp công ty phát triển sản xuất kinh doanh tương xứng với phần vốn tăng thêm.

- Các khoản phải thu, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, ngược lại thì tiền mặt và các khoản tương đương tiền lại thấp một cách kể. Vì tiền mặt và các khoản tương đương tiền thường được kiểm tra dễ dàng và check chéo kỹ càng, nên khó có thể chế, còn các khoản phải thu hay hàng tồn kho khá khó để kiểm tra nên nhiều trường hợp có thể kê khống hoặc không có thật, nhằm làm đẹp báo cáo tài chính.

- Doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận không tăng theo mà ngày càng teo tóp, hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền thật. Đặc biệt có những thời điểm doanh thu khác đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu nhưng lại không được thuyết minh rõ ràng, khiến nhà đầu tư không biết được lợi nhuận của doanh nghiệp thật sự đến từ đâu.

- Doanh nghiệp có các khoản ủy thác đầu tư lớn cho đội ngũ ban lãnh đạo hoặc những người liên quan, tham gia đầu tư vào các dự án liên quan hoặc thậm chí cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây thường là những khoản tồn tại trong khoảng thời gian dài mà lại không mang lại hiệu quả rõ ràng hoặc không được thuyết minh cụ thể.

- Diễn biến giá cổ phiếu có các dấu hiệu giao dịch bất thường hay những giao dịch nội bộ lòng vòng cũng là tiêu chí cần chú ý.

- Về mặt hồ sơ sổ sách, những thông tin tài chính mà công ty kiểm toán không bảo lãnh, loại trừ, nhấn mạnh là những dấu hiệu đáng nghi ngờ.

4/ Cổ phiếu rác và cổ phiếu tái cấu trúc là 2 loại trong của cổ phiếu penny, chúng ta cần làm thế nào để phân biệt giữa 2 loại này thưa chị?

Cổ phiếu penny là cổ phiếu thị giá thấp và vốn hóa nhỏ. Trong đó có: Cổ phiếu rác và cổ phiếu tái cấu trúc. Nếu chọn đúng doanh nghiệp tái cấu trúc thì rất thành công, chúng thường có các dấu hiệu sau:

- Sau một thời gian dài hoạt động, làm ăn bết bát, thì kết quả kinh doanh cũng như dòng tiền có sự phục hồi. Điều này có thể đến từ sự thay đổi bên trong doanh nghiệp, có sự hỗ trợ, hợp tác từ những nhà đầu tư chiến lược mới hay có Ban lãnh đạo hoặc cổ đông mới tham gia, thay đổi chiến lược quản lý, cải tiến quy trình sản xuất, cắt giảm những mảng yếu kém, các chi phí không cần thiết, để cải thiện dòng tiền, tái cơ cấu nguồn vốn, giảm bớt nợ vay.

- Có các yếu tố khác bên ngoài như các chính sách mới hỗ trợ tích cực giúp doanh nghiệp được hưởng lợi, từ đó thay đổi tình hình kinh doanh.

5/ Cuối cùng, nếu không may mua phải cổ phiếu rác, thì nhà đầu tư cần hành động như thế nào để an toàn thưa chị?

- Bình tĩnh đánh giá lại 1 lần nữa chất lượng tài sản, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xem có gì thay đổi trong tương lai hay không? Trong trường hợp cảm thấy nghi ngờ về tính minh bạch của doanh nghiệp, nhưng cổ phiếu đang trong giai đoạn tăng giá thì có thể chủ động chốt lời từng phần, giảm dần tỷ trọng nắm giữ.

- Và điều quan trọng nhất: Đặt ra nguyên tắc stoploss để quản trị rủi ro và tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này bất chấp lý do gì. Đây là nguyên tắc giao dịch mà bản thân mình trong quá trình giao dịch cũng như trong quá trình tư vấn cho các anh chị nhà đầu tư thường tuân thủ chặt chẽ với bất kỳ cổ phiếu nào. Cơ hội này mất thì còn nhiều cơ hội khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả