Nhà đầu tư tìm 'bến đỗ' tài sản trước lo ngại rủi ro lạm phát
Trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều thông tin về lạm phát, nhà đầu tư có các kế hoạch phòng bị để đối mặt với rủi ro.
Là một nhà đầu tư lâu năm, khi chứng kiến tình hình lạm phát tại Mỹ mon men tăng từ đầu tháng 7, chị Vân An (38 tuổi, quận 2, TP HCM) "lo xa" nên đã chuyển đổi 2 tỷ tiền tiết kiệm thành hai mảnh đất ở Bình Dương và 300 triệu đồng trong tài khoản chứng khoán. Đến nay, danh mục này theo ước tính của chị An đã có lợi nhuận 23%.
"Với bối cảnh hiện nay tài sản không bị mất giá đã là một thành công của nhà đầu tư rồi. Khoản lợi nhuận đó mình chưa cần dùng ngay, nên cứ tiếp tục găm hàng đợi kinh tế ổn định thật sự", chị An nói.
Anh Tuấn Minh (43 tuổi, quận 2, TP HCM) vừa bán một căn hộ ở Thảo Điền với 4,5 tỷ đồng. Nhưng thay vì để tiền vào tài khoản tiết kiệm, "ngồi không" hưởng lợi chục triệu mỗi tháng, anh tìm "bến đỗ" mới vì cân nhắc áp lực đồng tiền mất giá. Anh dự định sẽ tiếp tục đầu tư vào một căn hộ ở vị trí trung tâm thành phố.
"Đất chật, người thì càng ngày càng đông và các bạn trẻ ngày nay thu nhập ngày càng cao nên cỡ nào thì căn hộ nội đô cũng không sợ mất giá", anh Tuấn chia sẻ.
Giống như chị An hay anh Tuấn, trong bối cảnh lạm phát, nhiều nhà đầu tư cân đối và đặt lại mục tiêu cho danh mục đầu tư của mình. Theo các chuyên gia, rủi ro lạm phát dễ khiến tài sản "bốc hơi" nếu kênh đầu tư không may mất giá. Yếu tố lợi nhuận cần đặt lùi về sau, và hướng đến việc bảo vệ tài sản trước tiên.
Đồng thời, trong bối cảnh lạm phát, ba kênh đầu tư truyền thống vẫn thường được khuyến nghị để giúp nhà đầu tư bảo toàn giá trị tài sản: vàng, chứng khoán và bất động sản. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, diễn biến của ba kênh đầu tư này đã phản ánh phần nào sức nóng của rủi ro lạm phát tại thị trường Việt Nam.
Tại Mỹ, vàng đã tăng gần 100 USD trong 8 phiên qua. Đây là chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 5. Còn tại Việt Nam, giá vàng cũng tăng liên tục trong tuần qua. Chốt phiên 10h30 sáng hôm 17/11, giá vàng miếng SJC niêm yết lượng mua vào 61,35 triệu đồng và bán ra 62,15 triệu đồng, tăng gần 1 triệu đồng mỗi lượng trong 1 ngày. Nếu tính từ đầu tháng 11, mức tăng hiện lên đến 3,85 triệu đồng một lượng.
Với chứng khoán, từ đầu tháng 11, đã có hai đợt lập đỉnh lịch sử. Gần nhất là hôm 11/11, thanh khoản sàn TP HCM lên 38.130 tỷ đồng, cao thứ ba trong lịch sử. Đây là phiên có giá trị giao dịch cao thứ ba trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, sau phiên hơn 43.200 tỷ đồng vào ngày 3/11 và 38.350 tỷ đồng vào ngày 20/8.
Kênh đầu tư bất động sản cũng ghi nhận từ tháng 10 đến nay, lượng giao dịch tại thị trường thứ cấp tăng mạnh. Nếu trong tháng 8 và 9 thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản chỉ ở mức 640 tỉ đồng và 685 tỉ đồng thì sang tháng 10 con số đã tăng hơn gấp đôi, đạt khoảng 1.400 tỷ đồng. Song song đó, thị trường sơ cấp cũng sôi động không kém. Các buổi công bố sản phẩm hay giới thiệu dự án từ đầu tháng 11 đến nay đều chứng kiến lượng người quan tâm và tham dự đông kỷ lục.
Điển hình tại Novaland Gallery - tổ hợp trưng bày sản phẩm - dịch vụ của tập đoàn Novaland, lượng khách hàng đến tham quan và tìm hiểu dự án luôn đông đúc vào cả ngày thường lẫn cuối tuần. Tại Hà Nội, dòng căn hộ thương hiệu Ritz-Carlton dù có mức giá đến hàng triệu đôla một căn vẫn tìm thấy chủ nhân ngay trong ngày mở bán đầu tiên.
Hay mới gần nhất, trong buổi lễ công bố dự án The Peak Garden tại quận 7, TP HCM thu hút lượng lớn khách hàng cá nhân và nhà đầu tư đến tham dự. Vị trí ngay trung tâm quận 7, mặt tiền đại lộ Nguyễn Lương Bằng được xem là bảo chứng cho tính thanh khoản và duy trì giá của căn hộ này.
Lý giải cho sức hút này, chuyên gia cho rằng, bất động sản cũng là một loại hàng hóa. Do đó trong thời điểm lạm phát, giá trị của tài sản này vẫn có khả năng bảo toàn giá trị, thậm chí tăng giá. Bởi lẽ, sự tác động gián tiếp đến các yếu tố như giá vật liệu, giá cả hàng hóa, giá thuê nhà... khiến giá nhà có xu hướng đi lên trong các đợt lạm phát.
"Lịch sử từng ghi nhận kịch bản tương đồng vào năm 2008. Khi Việt Nam tham gia WTO, nguồn vốn FDI bơm vọt tặng khiến lạm phát chạm mốc 20%, có thời điểm đến 30%. Để hạ nhiệt, nhà nước đã nhanh chóng siết tín dụng, khiến giá cả nhiều hàng hóa trở lại quỹ đạo bình thường. Nhưng chỉ sau đó một năm, khi các chính sách tiền tệ được nới lỏng, lạm phát được kìm hãm thì giá nhà đất và căn hộ bật tăng trở lại", chuyên gia này nói.
Tuy vậy, theo chuyên gia này, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc cách bất động sản ứng phó với diễn biến mới của thị trường, bởi đại dịch Covid-19 đã thay đổi khá nhiều thói quen người tiêu dùng. Trong khi đó, bất động sản nhà ở nội và ngoại thành, bao gồm cả nhà liền thổ và căn hộ, vẫn được cho là dòng sản phẩm có thanh khoản tốt. Nhu cầu bến bãi, kho hàng cũng sẽ gia tăng, do vai trò then chốt của chuỗi cung ứng đối với thương mại toàn cầu trong tương lai hậu dịch Covid-19.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận