Nhà đầu tư lo ngại Covid-19, chứng khoán Á - Âu giảm sốc theo giá dầu
Cùng với đà lao dốc tới 33% của giá dầu, chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm mạnh trong phiên 9/3 khi nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo cổ phiếu.
Cổ phiếu trên thị trường châu Á và châu Âu hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng trong phiên này từ cú giảm giá mạnh trên thị trường dầu mỏ sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh không đạt thỏa thuận cắt giảm nguồn cung và dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh.
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu giảm 7% trong phiên ngày 9/3, đẩy chỉ số này bước vào vùng thị trường gấu. Cổ phiếu trên tất cả các lĩnh vực đều bị bán tháo.
Tại thị trường Italia, chỉ số chứng khoán cũng lao dốc 10% sau khi chính phủ nước này quyết định phong tỏa phần lớn các tỉnh, thành tại miền Bắc đất nước, bao gồm cả thủ đô tài chính Milan.
Trong phiên giao dịch ngày 9/3, việc OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, còn gọi là nhóm OPEC+, không thể đạt thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khiến giá dầu giảm thê thảm, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực khác trên thị trường.
Giá dầu đã giảm hơn 30% sau khi thương lượng về chính sách sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu chủ chốt đổ vỡ tại cuộc họp tuần trước. Tuy nhiên, giọt nước tràn ly là khi Ả Rập Saudi, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới tuyên bố gia tăng sản lượng, điều được cho là sẽ làm cho giá giảm mạnh. Thậm chí, nó còn thổi bùng lên một cuộc chiến giá dầu mà một số nhà phân tích lo ngại có thể đẩy giá xuống 20 USD/thùng.
Một trong những nạn nhân lớn nhất của giá dầu chính là BP. Cổ phiếu của gã khổng lồ năng lượng đã giảm tới 24%. Trong khi đó, cổ phiếu Tullow Oil của Anh cũng mất tới 57% giá trị. Cổ phiếu Ashtead Group, công ty chuyên cho thuê công nghiệp của Anh, mất 32%...
Đợt giảm mạnh của giá dầu làm tồi tệ hơn những gì đang diễn ra ở châu Âu, khi dịch Covid-19 đang lan rộng tại nhiều nước. Trong khi số ca nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc đang ngày một giảm, số ca nhiễm mới ở châu Âu lại đang tăng mạnh mẽ. Hiện Italia đã vượt Hàn Quốc để trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, với 7.000 người đã nhiễm bệnh.
Sự lây lan của dịch Covid-19 tiếp tục tạo áp lực lớn trên thị trường toàn cầu. Theo đó, cổ phiếu châu Á đà giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 9/3. Cụ thể, nhóm cổ phiếu năng lượng lao dốc mạnh với khiến chỉ số Hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 (ES) mất tới 4,7%. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, không tính thị trường Nhật Bản “bay” 4,4% và chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 8/2015.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt 5,1%. Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán đóng cửa hạ 7,3%, ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
“Mức độ sụt giảm nghiêm trọng của chứng khoán và giá dầu cho thấy những kỳ vọng về sự phục hồi tạm thời của thị trường đã trở nên vô vọng”, chuyên gia ngoại hối cấp cao Sean Callow tại ngân hàng Westpac nhận định.
“Quan điểm cho rằng cổ phiếu “nặng ký” là thực sự lựa chọn duy nhất trong bối cảnh lãi suất “siêu thấp” như hiện nay đã là chuyện của quá khứ”, chuyên gia Callow cho hay.
Cuối cùng, chúng ta đang chứng kiến tuần này, cuối cùng, một sự thanh lý toàn diện và các dấu hiệu của sự đầu hàng, sự hoảng loạn toàn diện - chúng ta thấy điều này trong mọi tài sản, Paul nói, người đứng đầu đa tài sản tại Janus Henderson.
Các quan chức Mỹ hầu như không gây biến động quá lớn các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ, do vậy chắc chắn vẫn còn nhiều khoảng trống từ thị trường đến giá cả có thể tác động xấu tới kinh tế Mỹ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận