menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Việt Nữ

Nhà đầu tư cần làm gì để nhận lại tiền đã mua trái phiếu Tân Hoàng Minh?

Ngày 21/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và 14 bị cáo đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh với số tiền 8.600 tỷ đồng.

Trong hai ngày xét xử trước, bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng của Viện KSND tối cao đã nêu. Về phía hơn 6.600 nhà đầu tư, cũng là bị hại trong vụ án này đều đề nghị Hội đồng xét xử sớm giải quyết quyền lợi cho họ trong việc thu hồi số tiền đã mua trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh...

Với tư cách là người đứng đầu Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã cam kết với Hội đồng xét xử và các nhà đầu tư sẽ hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi mà các nhà đầu tư đã mua trái phiếu Tân Hoàng Minh.

Hội đồng xét xử sơ thẩm xác nhận, các bị cáo đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả hơn 8.600 tỷ đồng, là số tiền mua trái phiếu từ hơn 6.600 nhà đầu tư được xác định là bị hại của vụ án. Hội đồng xét xử ghi nhận, có hơn 1.000 nhà đầu tư trực tiếp đến phiên tòa để theo dõi và đề nghị quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nhà đầu tư cần làm gì để nhận lại tiền đã mua trái phiếu Tân Hoàng Minh?
Bị cáo Đỗ Anh Dũng (hàng trên) và đồng phạm tại phiên tòa.

Vấn đề dư luận quan tâm là các nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh, cũng là bị hại trong vụ án này phải làm gì để thu hồi lại số tiền đã đầu tư vào trái phiếu?

Luật sư Nguyễn Thị Mai (Công ty luật Hà Trọng Đại và cộng sự) cùng các đồng nghiệp đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hàng chục nhà đầu tư là bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh cho biết, các bị hại để lấy lại số tiền chính đáng của mình cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, hiện cơ quan tiến hành tố tụng đã thu hồi đầy đủ số tiền Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt là hơn 8.600 tỷ đồng. Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư sẽ được giải quyết tại phiên toà hình sự đang được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm.

Nhà đầu tư cần làm gì để nhận lại tiền đã mua trái phiếu Tân Hoàng Minh?
Các nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh, là bị hại trong vụ án tham dự phiên tòa.

Căn cứ khoản 1, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định việc các bị cáo sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ai, bồi thường bao nhiêu. Nội dung này sẽ thể hiện trong bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm (nếu có kháng cáo). Như vậy, các nhà dầu tư là bị hại trong vụ án để lấy lại được số tiền mua trái phiếu thì căn cứ vào việc Hội đồng xét xử sẽ tuyên việc xử lý số tiền hơn 8.600 tỷ đồng - là số tiền khắc phục hậu quả ở trong bản án.

Sau khi nhận được bản án có hiệu lực pháp luật giải quyết vụ án, các nhà đầu tư phải liên hệ với Cục thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội để làm thủ tục yêu cầu thi hành án, hoàn trả lại toàn bộ số tiền được bồi thường theo nội dung đã thể hiện trong bản án hình sự có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân cũng như số tiền bị thiệt hại. Việc xác định tư cách bị hại trong vụ án được căn cứ vào các thông tin của nhà đầu tư đã đăng ký mua trái phiếu với Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Vụ án có hơn 6.600 bị hại, do vậy rất dễ nhầm lẫn thông tin của bị hại trong quá trình giải quyết vụ án. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc yêu cầu thi hành án sau này. Bởi vậy, để đảm bảo việc thi hành án thì chính nhà đầu tư cần phải rà soát, đối chiếu thông tin cá nhân của mình trong hồ sơ vụ án. Từ đó có kiến nghị sửa đổi, bổ sung đến thư ký phiên tòa để điều chỉnh kịp thời.

Thứ ba, ngay sau khi bản án hình sự xét xử vụ án có hiệu lực pháp luật, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu thi hành án dân sự; giấy tờ tùy thân của người yêu cầu; bản án có hiệu lực pháp luật gửi đến Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội. Thời gian thực hiện thi hành án tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng nếu không7 gặp các sự kiện bất khả kháng, hoặc trì hoãn thì thường thời gian khoảng 1,5 tháng.

Thứ tư, Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Theo đó, nhà đầu tư cần lưu ý về thời hiệu yêu cầu thi hành án để tránh trường hợp hết thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu thi hành án.

Chiều nay, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa sẽ luận tội các bị cáo và nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả