Người giàu cũng khóc
Lâu nay chúng ta vẫn duy trì tinh thần “vì người nghèo”. “Vì người nghèo” được coi là đạo đức, là đặc trưng lý tưởng.
Điều đó không sai, song nếu chỉ như vậy thì cách nghĩ đó là phiến diện, thậm chí thiển cận, nó thường gắn với tâm lý “ghét người giàu”, cứ thấy người giàu là ghen ghét, đố kỵ, đơn giản, tự nhiên coi họ là nguyên nhân làm người nghèo nghèo đi mà không thấy nguyên nhân của sự nghèo đói một phần nằm ở chính người nghèo.
Lối suy nghĩ này trong suốt một thời gian dài đã trở thành thiên kiến, định kiến xã hội, mang đậm tính đối kháng, vẫn đeo bám cho đến hôm nay.
Về cốt cách, chúng ta vẫn còn trong xã hội tiểu nông. Khi đặt đối lập, đối kháng giàu - nghèo theo lối truyền thống, chúng ta thường bỏ qua chính khía cạnh tích cực của vấn đề: doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng quan trọng tạo cơ hội việc làm, mang lại thu nhập cho người nghèo, là động lực thúc đẩy phát triển.
Nếu nhìn được như vậy, trong cả hai mặt của một thực thể phát triển, tâm lý xã hội sẽ nhẹ nhàng hơn, thái độ đối xử, và cả chính sách đối với họ cũng sẽ tích cực hơn.
Đa số người giàu của Việt Nam - dù chỉ mới giàu - đều bỏ nhiều tiền giúp dân nghèo, địa phương nghèo, hỗ trợ giải quyết khó khăn và sẵn sàng đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đương nhiên, họ cũng hưởng lợi từ những việc làm đó.
Nhưng nếu cứ so đo trên tinh thần ghen tỵ, suy việc làm của họ về những động cơ thấp hèn thì dân tộc, đất nước khó lớn lắm.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường