menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Mai Xuyên

Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám

Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang gần như kiệt quệ

Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì người chăn nuôi lại không được hưởng chính sách này

Ngày 28-3, trong tâm thư gửi đến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công cho biết cách đây 10 năm, Việt Nam có 10 triệu hộ chăn nuôi, cách đây 3 năm là 4 triệu hộ, và nay không tới 2 triệu hộ. Nguyên nhân một phần do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, giá bán heo, gà dưới giá thành, kèm dịch tả heo châu Phi đã bào mòn sức sản xuất của người chăn nuôi.

Ngoài ra, các nông hộ, trang trại trong nước còn đang gặp áp lực cạnh tranh cực lớn từ các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với thế mạnh từ nguồn vốn dồi dào và nắm giữ chuỗi giá trị toàn ngành.

"Gần như công ty, trang trại hay hộ nông dân ít nhiều đều có vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Và chịu quy luật của thị trường, "lời ăn và lỗ thì cầm sổ đỏ". Nhiều lúc, nhìn đàn vật nuôi đói phải vay mượn nóng mua cám" – ông Công nêu thực tế.

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nêu ra một nghịch lý, trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì người chăn nuôi dù cũng sản xuất mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu lại không được hưởng chính sách này.

Đến nay, với giá cả hiện tại giá thức ăn tăng quá cao và giá bán sản phẩm quá thấp kéo dài một thời gian đã khiến người chăn nuôi kiệt quệ.

Với những tâm sự như trên, với vai trò của chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ông Công đề đạt những nguyện vọng để "cứu nguy khẩn cấp" cho ngành chăn nuôi:

Thứ nhất, ông Công đề nghị được gia hạn nợ gốc, giảm 1 phần lãi suất như chính sách hỗ giai đoạn COVID-19, hiện pháp lý đã có sẵn, chỉ cần gia hạn thời gian áp dụng, các ngân hàng có thể triển khai ngay để hỗ trợ người chăn nuôi.

Thứ hai, đề nghị các ngân hàng tiếp tục gia hạn các gói tín dụng để triển khai đến các vùng chăn nuôi trọng điểm. Vì trang trại đang hoạt động, nếu đứt nguồn vốn sẽ có thể phá sản ngay.

Thứ ba, quá trình thẩm định khách hàng là các doanh nghiệp chăn nuôi nên có sự tiếp xúc với Hiệp hội để đánh giá tiềm lực khách hàng; những doanh nghiệp tốt có thể đứng ra bảo lãnh ngân hàng cho vay vốn cho cả chuỗi liên kết từ nông hộ, HTX, đại lý thức ăn... để tăng quy mô làm ăn.

Thứ tư, hiện nay các ngân hàng địa phương đều đang tích cực giải ngân gói vay hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ và Thông tư 03/2022 của NHNN, trong số các lĩnh vực được hỗ trợ có lĩnh vực Nông nghiệp, công nghiệp, chế biến. Nhưng thực tế chưa thấy doanh nghiệp, trang trại nào được hưởng gói lãi vay này. Do đó, Hiệp hội mong muốn sớm được kết nối làm việc với cơ quan chức năng, ngân hàng để được tham gia gói hỗ trợ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại