Nghiên cứu mới: Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta, theo 2 nghiên cứu được đăng tải trên medRxiv ngày 8/8.
Trong một nghiên cứu trên 50.000 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Mayo Clinic, các nhà nghiên cứu cho biết, hiệu quả vaccine Moderna đã giảm xuống 76% vào tháng trước, khi biến thể Delta trở nên vượt trội, so với con số 86% vào đầu năm nay.
Trong khi đó, hiệu quả của vaccine Pfizer-BioNTech đã giảm từ 76% xuống 42% trong cùng thời điểm.
Mặc dù cả hai loại vaccine này vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca nhập viện nhưng một mũi vaccine Moderna tăng cường có thể là cần thiết với những người nhận được các mũi vaccine Pfizer hoặc Moderna vào đầu năm nay, ông Venky Soundararajan thuộc công ty phân tích dữ liệu Massachusetts cho hay.
Trong một nghiên cứu khác, những người cao tuổi trong một viện dưỡng lão ở Ontario được tiêm vaccine Moderna đã tạo ra nhiều phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn, đặc biệt trước những biến thể đáng lo ngại, so với những người được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech.
Người cao tuổi có lẽ cần thêm mũi vaccine tăng cường và các biện pháp phòng ngừa, Bác sĩ Anne-Claude Gingras thuộc Viện Nghiên cứu Lunenfeld-Tanenbaum ở Toronto, Canada đánh giá.
Bình luận về 2 nghiên cứu trên, người phát ngôn Pfizer cho biết: "Chúng tôi tin rằng, mũi vaccine thứ ba có lẽ cần thiết trong 6 - 12 tháng sau khi được tiêm vaccine đầy đủ để duy trì sự bảo vệ ở mức cao nhất".
Những người được tiêm mũi vaccine thứ hai của Pfizer-BioNTech cách đây từ 5 tháng trở nên có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn so với những người được tiêm vaccine đầy đủ cách đây dưới 5 tháng, các dữ liệu mới cho hay./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường