24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hai H Nguyen Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nghề BOD – 4 lưu ý khi chọn tham gia vào BOD của 1 startup

Hôm qua, tôi vừa từ chối tham gia vào BOD của 1 startup công nghệ có doanh thu hằng năm 20 triệu USD của Mỹ


Cũng như trung bình hằng tháng, tôi từ chối trung bình 10 lời mời tham gia hội đồng quản trị (BOD) các Startups khác

Có lẽ bạn sẽ tự hỏi lý do tại sao tôi từ chối những cơ hội tốt này?

Dưới đây là 4 lưu ý khi bạn chọn tham gia vào BOD của 1 Startup

1) Nhà sáng lập

i) Nhà sáng lập có thể đào tạo (Coachable) được không?

Nhiều nhà sáng lập bị vướng vào những quan niệm tư duy cũ,

Và khi người đào tạo (Coach) tham gia vào BOD hướng dẫn, họ phản ứng lại những hướng dẫn khác.

Bằng cách làm nửa vời, vừa làm vừa nghi ngờ không hết mình.

Điều này dẫn đến kết quả đạt được không như ý muốn cả 2

Và mẫu thuẫn từ đây nảy sinh.

ii) Nhà sáng lập có thực hiện bài toán chia quyền lợi tốt cho các bên:

Tỉ lệ thất bại của Startup là cao, 10 startups thì được 1 thành công

Đặc biệt tỉ lệ này là 99% với những Startups được thành lập bởi những nhà sáng lập lần đầu

Hãy thực hiện bài toán chia tốt cho các cộng sự đồng sáng lập, nhà tư vấn

Họ sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm ban đầu mà Startups sẽ mắc phải

Cũng như tiết kiệm thời gian bỏ qua những xao nhãng, tập trung việc chính của 1 Startup

iii) Nhà sáng lập có tầm nhìn xa trông rộng (Visionary)?

Phần cốt lõi của một nhà sáng lập tốt là khả năng truyền cảm hứng cho bản thân, đội ngũ, khách hàng cũng như các nhà đầu tư về tầm nhìn của bạn.

Sự thuyết phục và kể truyện là 1 phần trên đường tới thành công

Nếu bạn không thể làm cho những nhân tài tham gia hành trình cùng mình, khả năng thất bại rất cao

VD:

Khi tham gia vào BOD của công ty an ninh mạng VinCSS

Tôi thấy hứng thú với nhà sáng lập

Có nhiều kinh nghiệm, nhưng luôn tiếp thu các xu thế công nghệ mới

Chia bánh rõ ràng với các nhân sự ở công ty, cũng như với tôi (người tham gia BOD)

Có tầm nhìn lớn cho sự phát triển dài hạn của công ty

Đó là đem công nghệ không mật khẩu (passwordless) từ Việt Nam ra thế giới

Với tầm nhìn đó, VinCSS đã tạo ra những sản phẩm có bằng phát minh, chứng nhận từ các tổ chức hằng đầu thế giới

Cũng như hợp tác để phân phối sản phẩm được với các đối tác toàn cầu

2) Thị trường (Marketsize) có đủ lớn hay không?

Nếu quy mô thị trường quá bé, Startup của bạn sẽ không thể tăng trưởng lên lớn được

Các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ không muốn đầu tư vào Startup vì không thấy hướng để thoái vốn

Các VCs luôn muốn thị trường họ đầu tư vào phải có giá trị hàng tỉ đô la, nên nếu bạn đi vào một thị trường nhỏ hơn như vậy, bạn sẽ rất khó để gọi vốn.

Giữa bắt buộc phải chọn giữa i) Đội ngũ thiên tài, Sản phẩm cực tốt, Thị Trường Nhỏ và ii) Đội ngũ bình thường, Sản phẩm bình thường, thị trường lớn

→ Thì nhà đầu tư luôn luôn chọn số ii) hơn.

VD:

Khi tham gia BOD của Startup Edtech cho Art, Design là DigiArt Academy

Tôi thấy thị trường của ngành Edtech đang tăng trưởng nóng, đặc biệt tại Đông Nam Á

Ngoài ra, chưa có 1 công ty Edtech nào có thể bao quát toàn bộ được thị trường

Trái với các ngành khác như: Grab nắm toàn bộ mảng đặt xe ở SEA, Amazon thì mảng e-commerce tại Mỹ

Như vậy, đây là cơ hội để DigiArt Academy tăng trưởng nhanh, và tỉ lệ thoái vốn được cao trong lĩnh vực này

3) Cơ cấu của Startup có phù hợp với bạn hay không?

Tôi từng tham gia làm CEO ở công ty 3D Animation Viewzz

Công ty tạo ra lợi nhuận tốt, có vị thế tốt hàng đầu ở Việt Nam trong ngành này

Tuy nhiên, công ty khó huy động được vốn, cũng như mời các nhân tài về tham gia cho tới hiện tại

Vì pháp nhân của công ty được cơ cấu là doanh nghiệp xã hội

Toàn bộ lợi nhuận của Viewzz hằng năm sẽ được đầu tư lại cho tổ chức Reach, để Reach tiếp tục tài trợ các khoá học nghề chi phí thấp cho trẻ em khó khăn.

Mô hình này có ý nghĩa xã hội cao

Các nhà đầu tư, nhân tài (chiếm số lượng lớn ngoài thị trường) vì lợi nhuận sẽ không tham gia

Vì khả năng công ty được bán lại, hay cổ phần được chia cổ tức hầu như không có

4) Bạn có thấy hứng thú với Startup đó không?

Tham gia vào BOD 1 Startup là 1 vinh dự, cũng như trách nhiệm to lớn

Bạn sẽ phải dành thời gian hỗ trợ, cũng như tìm hiểu lĩnh vực này

Nếu bạn không thấy hứng thú với lĩnh vực đó

Hay không cảm thấy hứng thú với những gì Startup làm

Sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị tụt cảm xúc, không còn đóng góp được nhiều giá trị

Kéo theo sự tự tin, uy tín của bạn giảm đi theo đó

VD:

Công ty Mỹ muốn mời tôi tham gia vào BOD ở đầu bài viết là 1 Startup như vậy

Dù doanh thu đã định hình, đội ngũ sáng lập tốt, thị trường lớn trong ngành đào tạo nhân sự IT

Nhưng tôi không hứng thú với mô hình đó nên không dành thời gian với niềm vui thú khi tham gia

Ngoài ra, cơ cấu của công ty là mô hình phi lợi nhuận (non-profit organization) cũng là 1 lý do

Kết luận:

4 lưu ý khi bạn chọn tham gia vào BOD của 1 Startup

Nhà sáng lập

Thị trường (Marketsize) có đủ lớn hay không?

Cơ cấu của Startup có phù hợp với bạn hay không?

Bạn có thấy hứng thú với Startup đó không?

(Hết)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hai H Nguyen Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả