Ngành lúa gạo: Cô thương làm người thường cũng khó (TAR, LTG…)
Cô thương làm người thường cũng khó! Một câu nói “hot-trend” khởi nguồn từ chương trình Táo Quân 2017 có vẻ như đang mô tả đúng với các doanh nghiệp ngành gạo hiện thời, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất như TAR hay LTG.
Khi mà bối cảnh kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn đang khá bất ổn, thì ngành Gạo lại đón nhận không chỉ một mà là rất nhiều điều thuận lợi, từ câu chuyện thời tiết, chiến tranh dẫn đến câu chuyện được giá trong khi đầu vào lại giảm. Vậy những DN lúa gạo như TAR, LTG đang được “Cô thương” như thế nào, cùng phân tích thử nhé:
Thứ nhất: Thời tiết - 2023 bắt đầu với chuỗi El Nino kéo dài
Cho những ai chưa biết, El nino là hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra với chu kỳ 2 – 7 năm/lần, El nino làm tăng nguy cơ mưa lớn và hạn hạn ở một số địa điểm trên thế giới (chủ yếu là nắng nóng và khô hạn). Sau 3 năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng La Nina (mưa nhiều), thì thời gian El nino sắp tới sẽ vô cùng khó đoán và nó sẽ tác động cực kỳ lớn đến sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là các sản phẩm như gạo, lúa mì, ngũ cốc… Vậy điều này sẽ tác động điều gì:
Nó có chút tác động xấu đó là Elnino sẽ kéo theo một phần diện tích đất nông nghiệp sẽ không thể khai thác, một phần còn lại sẽ bị ảnh hướng làm giảm năng suất. Và do đó nói chung nguồn cung của toàn thị trường sẽ bị giảm sút. Tuy vậy, do nguồn cung bị thu hẹp, nhu cầu cơ bản chỉ tăng không giảm, thì giá gạo chắc chắn sẽ phải tăng. Với những doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, tự chủ từ sản xuất đến phân phối như TAR, nguồn cung hạn chế, giá tăng chẳng khác gì như một tác động nhân đôi cho bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung suy giảm doanh nghiệp không phải lo chuyện đầu ra, gần như có hàng là bán được, giá cao, hứa hẹn sẽ mang lại một bức tranh về kinh doanh đột biến cho TAR cho các quý còn lại của 2023 và 2024
Mới đây, một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ cũng đã cân nhắc về lệnh cấm xuất khẩu gạo để bình ổn giá gạo trong nước và lo ngại an ninh lương thực. Nó như 1 đòn giáng cực mạnh vào nguồn cung gạo toàn cầu hiện đã và đang rất căng thẳng. Đúng nghĩa các DN gạo hiện tại, chỉ lo không có hàng bán, không lo thiếu khách hàng
Thứ hai: Chiến tranh Nga – Ukraine
Ukraine trước chiến tranh là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, ngũ cốc từ Ukraine chảy 40% sang Châu Âu, cũng chừng đó sang các nước Châu Á, phần còn lại sang các nước Châu Phi và Trung Đông. Sau khi cuộc chiến nổ ra vào 02/2022, nó đã kéo theo việc Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới do các tuyến đường biển đi từ Ukraine đã hoàn toàn bị phía Nga kiểm soát, dẫn đến 07/2022 một thỏa thuận ngũ cốc (hay còn gọi là sáng kiến ngũ cốc Biển Đen) đã ra đời để giải quyết tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu khi đó. Vấn đề là, thỏa thuận này đã chính thức hết hạn vào ngày 17/7/2023, nghĩa là cho tới khi được gia hạn hosặc có 1 thỏa thuận khác thay thế, Ukraine sẽ hoàn toàn không xuất khẩu được ngũ cốc qua Biển Đen. Đồng nghĩa, cơn ác mộng an ninh lương thực lại quay lại như nó đã từng xuất hiện vào giai đoạn trước khi có thỏa thuận ngũ cốc 07/2022 (cũng là giai đoạn giá gạo quay lại lập đỉnh 5 năm)
Ngoài lề: Thỏa thuận ngũ cốc này quan trọng tới nỗi, chính Phương Tây tập thể đang phải tìm mọi cách lách những luật trừng phạt mình đưa ra để đàm phán với Nga hòng được phía Nga chấp thuận gia hạn thỏa thuận này (Xem thêm: https://thanhnien.vn/lien-hiep-quoc-nhuong-bo-nga-de-cuu-thoa-thuan-ngu-coc-voi-ukraine-185230713172434781.htm)
Như vậy, 2 vấn đề mang tính thời sự đã nêu ở trên là những yếu tố tác động tiêu cực đến nguồn cung, và do đó kéo theo mặt bằng giá gạo hiện tại đang được giao dịch ở vùng đỉnh 5 năm trở lại đây. Đây là những lợi thế vô cùng lớn cho những DN tự sản xuất như TAR, LTG khi mà những DN này cơ bản có thể tự chủ động được nguồn hàng do có hệ thống cánh đồng mẫu lớn khổng lồ của mình
(Biểu đồ hợp đồng tương lai gạo thế giới, nguồn: Investing.com)
Thứ ba: Đầu vào giảm mạnh
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, giá các mặt hàng phân bón như DAP, Kali, Ure đều giảm rất mạnh, trung bình giảm hơn 40% trong vòng 1 năm trở lại đây. Khác với các DN thương mại đơn thuần, TAR hay LTG là những doanh nghiệp sản xuất lúa gạo, phân bón là một trong những chi phí lớn nhất cấu thành nên giá thành của lúa/gạo, chiếm đâu đó khoảng 30% tổng chi phí giá thành. Với việc giá phân bón giảm sâu kể từ đầu năm, nó sẽ kéo theo giá thành sản xuất của các DN sản xuất như TAR giảm mạnh so với giai đoạn trước 2023
(Biểu đồ hợp đồng tương lai phân URE, nguồn: Investing.com)
Như vậy, rõ ràng TAR đang có trong tay những lợi thế kép mà có lẽ phải rất nhiều năm mới có được. Từ việc nguồn cung trên thị trường thiếu, giá bán cao trong khi giá thành lại giảm. Lợi thế này đến từ quá nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chính trị thế giới, thời tiết và cả chu kỳ kinh tế, bởi vậy mới nói, đây là cơ hội hiếm có đối với ngành gạo nói chung và các doanh nghiệp tiêu biểu như TAR hay LTG. Bởi vậy mới nói: Cô thương, làm người thường cũng khó!
Có lẽ các DN ngành gạo giờ muốn làm người thường cũng khó!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận