Ngành dược phẩm - Bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định
Năm 2024, ngành dược phẩm Việt Nam từng bước tiến vào giai đoạn tăng trưởng ổn định sau khi COVID – 19 đi qua.
• Doanh nghiệp nội địa được hưởng lợi trong bối cảnh chính sách ưu tiên sử dụng thuốc generic thay vì biệt dược gốc nhằm giảm giá thành, giảm gánh nặng kinh tế cho quỹ BHYT. Mặc dù giá trị trúng thầu trong bốn háng đầu năm chỉ đạt 17 nghìn tỷ đồng (-14% YoY) do mức nền cao của cùng kỳ, tuy nhiên sự sụt giảm chủ yếu đến từ thuốc biệt dược gốc với giá trị là 1.540 tỷ đồng (-83% YoY), vốn là nhóm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng giá trị trúng thầu tại các nhóm từ 2 – 4 đạt 8 nghìn tỷ đồng (+50% YoY) với tỷ trọng thuốc nội địa lên tới 87% (+5pps YoY). Chúng tôi cho rằng những công ty hướng đến kênh ETC như DBD và IMP sẽ tăng trưởng tốt hơn so với mức trung bình của toàn ngành.
• Trong khi đó, kênh OTC vẫn có thể duy trì tăng trưởng dương một chữ số nhờ hệ thống phân phối rộng lớn của của các chuỗi cửa hàng thuốc bán lẻ cùng với hơn 62.000 nhà thuốc truyền thống và thói quen mua thuốc tại hiệu thuốc thay vì đến bệnh viện của phần đông người dân
Sau giai đoạn biến động mạnh bởi dịch COVID-19, ngành dược sẽ quay trở về quỹ đạo tăng trưởng ổn định trong dài hạn
• Theo IQVIA, tổng chi tiêu dành cho dược phẩm toàn cầu được dự báo tăng trưởng kép từ 3 – 6% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, ước tính sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Tại quốc gia đã phát triển như Mỹ, quy mô thị trường tại đây gần như đi ngang với dự báo tăng trưởng kép chỉ từ -1% - 2%, do tác động của việc hết hạn bằng sáng chế dẫn đến sự cạnh tranh giữa thuốc biệt dược gốc và thuốc tương đương sinh học. Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) được dự báo tăng trưởng nhanh về cả sản lượng thuốc tiêu thụ và chi tiêu dành cho dược phẩm của người dân.
• Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ xu hướng già hóa bởi số người trên 60 tuổi sẽ tăng lên 29,22 triệu người, chiếm 25,35% tổng dân số Việt Nam vào năm 2050 từ mức 13 triệu người tương đương với 13,17% tổng dân số Việt Nam vào năm 2022. Tại các quốc gia đã phát triển và có dân số già như khu vực Châu Âu thì mức chi tiêu dành cho dược phẩm chiếm tỷ trọng trên 10% GDP. Đồng thời, thu nhập bình quân của người dân được dự báo tăng trưởng kép đạt 7 – 8% mỗi năm, góp phần gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh chung của toàn khu vực, ngành dược Việt Nam được dự báo tăng trưởng kép đạt 7 – 8% về dài hạn.
Rủi ro
• Giá nguyên liệu API có thể tăng nhanh khi tỷ giá và chi phí vận tải biển neo cao làm thu hẹp biên lợi nhuận của các công ty dược phẩm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận