Ngân hàng ồ ạt rao bán bất động sản hàng trăm tỷ
Nhiều ngân hàng rao bán bất động sản hàng trăm tỷ đồng trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hồi phục.
Ngân hàng này cũng thông báo đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 370, tờ bản đồ 45 địa chỉ lô 10+11+41+42 Trần Bạch Đằng, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Diện tích đất là hơn 1.223 m2, mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị.
Tài sản thứ 2 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 413, tờ bản đồ 45 địa chỉ tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Diện tích đất là 270 m2. Mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị.
Tài sản thứ 3 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 414, tờ bản đồ 45 địa chỉ tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Giá khởi điểm của 3 tài sản trên là 225 tỷ đồng.
VietinBank chi nhánh Thành An cũng vừa có thông báo bán đấu giá (lần 4) khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến Du Thuyền. Các tài sản đảm bảo đem ra đấu giá là Quyền sử dụng 5.965,5m2 đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất tại: Khu A, ô số 8, Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. |
Toàn bộ động sản thuộc Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia - Swisstouches Laluna Resort - Khu A …. Các tài sản bất động sản này là tài sản đảm bảo cho khoản nợ hơn 600 tỷ đồng của doanh nghiệp.
VietinBank chi nhánh Hội An vừa thông báo bán quyền sử dụng hơn 636 m2 đất, khách sạn và toàn bộ trang thiết bị gắn liền với đất tại thửa số 89, phường Tân An, TP Hội An.
Đây là tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Hoàng Ngọc Phát. Theo đó, tài sản trên đất là khách sạn 4 sao Le Pavillon Paradise Hoi An Hotel & Spa với tổng diện tích sàn hơn 2.600 m2. Khách sạn có một hồ bơi với diện tích sàn hơn 120 m2. Giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng.
Theo TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, rủi ro nợ xấu ngày càng gia tăng buộc ngân hàng phải liên tục rao bán hàng nghìn tài sản bảo đảm với mức chiết khấu hấp dẫn nhưng vẫn khó thanh khoản.
Kết thúc quý I, nợ xấu tại các ngân hàng tăng mạnh, chất lượng tín dụng đi xuống. Có thể thấy, việc Ngân hàng Nhà nước gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ có thể nói là đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, còn ngân hàng tránh được nguy cơ nợ xấu tăng cao.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại về việc gia hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn khi nợ xấu (nợ nhóm 3 - 5) không được thể hiện một cách chính xác, vì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thấp hơn thực tế.
Bản thân một số lãnh đạo ngân hàng cũng có quan điểm lo ngại khi Thông tư 02 hết hiệu lực. Khi đó, tình hình sẽ phụ thuộc vào môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như sự vận động, linh hoạt, thích ứng của mỗi doanh nghiệp.
Nếu các doanh nghiệp không phục hồi, không trả được nợ thì nợ xấu sẽ tăng, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và ngân hàng. Một số ngân hàng đủ khả năng có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, thấp hơn trung bình ngành. Mặc dù vậy, nợ nhóm 2 trở lên có thể chịu áp lực tăng, nếu khách hàng có khoản vay ở ngân hàng khác bị chuyển nhóm nợ thì cũng sẽ chuyển nhóm nợ tại ngân hàng khác.
Trong báo cáo phân tích về nhóm ngành ngân hàng mới đây, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, dự báo, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 có thể chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2023 (ước tính từ 1,63% lên 1,68%), do dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay. Song, các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn, các khoản vay cũ) vẫn cần được giám sát chặt chẽ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận