24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thanh Thùy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ kỳ hạn, chiến lược bình ổn thị trường tầm cao

Với lời hứa bình ổn là kim chỉ nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy đã hoàn toàn làm được ở thị trường vàng miếng. Thì nay, lời hứa đó tiếp tục thể hiện tại thị trường ngoại hối.

Để hiểu hơn về nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng khi bán ngoại tệ kỳ hạn cho NHNN, các bước thực hiện giao dịch được thể hiện tuần tự như sau. Trước tiên giả định thị trường bỏ qua các yếu tố đầu cơ, mà chỉ đơn thuần hoạt động kinh doanh chênh lệch giá thì dòng tiền sẽ như thế nào với phương thức mua kỳ hạn mới từ NHNN.

1. Dòng tiền inflow từ khách hàng bán cho ngân hàng đối tác A, giả định 100 triệu USD giao dịch giao ngay (Spot).

2. Ngân hàng A mua 100 triệu USD từ khách hàng, bán Spot trên thị trường liên ngân hàng cho các ngân hàng khác có nhu cầu, gọi là nhóm ngân hàng B. Ngân hàng A thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua từ khách hàng và giá bán cho nhóm Ngân hàng B. Trạng thái ngân hàng A lúc này bằng 0, trạng thái nhóm ngân hàng B là + 100 triệu USD.

3. Nhóm Ngân hàng B sau khi mua Spot thì bán ngược lại 100 triệu USD cho NHNN theo tỷ giá 23,125 kỳ hạn 6 tháng (Forward). Trạng thái nhóm ngân hàng B lúc này quay trở lại bằng 0. Tuy nhiên sẽ phát sinh chênh lệch kỳ hạn vì nhóm B mua Spot từ A nhưng lại bán Forward cho NHNN.

4. Lúc này nhóm ngân hàng B sẽ thực hiện giao dịch hoán đổi (Swap) kỳ hạn 6 tháng với các ngân hàng khác. Giao dịch hoán đổi này tương đương nhóm ngân hàng B sẽ bán Spot và mua Forward 6 tháng với các ngân hàng khác, chênh lệch giá Spot và Forward dựa trên điểm swap point (được tính gần tương đương với mức chênh lệch lãi suất của USD và VNĐ kỳ hạn 6 tháng).

Như vậy sau 4 bước như trên, dòng vốn inflow 100 triệu USD từ khách hàng đã được các bên tiến hành cân đối mà đích đến cuối cùng là NHNN. Các ngân hàng nhóm B thường có những công cụ tính nhanh để khi họ nhập vào số liệu sẽ cho ra ngay lợi nhuận của các deal (thỏa thuận) giao dịch này. Trạng thái ngoại hối của các ngân hàng đều không thay đổi sau giao dịch.

Nếu như bằng phương pháp cũ, NHNN chắc chắn đã can thiệp mua ngoại tệ giao ngay (Spot) thì hiện tại với công cụ mới NHNN cho phép các ngân hàng được phép hủy ngang 1 lần. Đây là một quyền chọn “miễn phí” mà NHNN cung cấp. Sự ưu việt của tính can thiệp linh động được thể hiện qua quyền chọn miễn phí này.

Dòng vốn USD trên thị trường liên ngân hàng sẽ có lúc thừa và thiếu dẫn đến việc nếu NHNN chỉ thực hiện giao dịch giao ngay sẽ có thể phát sinh can thiệp cả 2 chiều mua và bán trong cùng 1 năm. Điều này được thể hiện qua thời gian trước đây, khi mà có thời điểm nguồn inflow về nhiều khiến tỷ giá USD điều chỉnh giảm mạnh, các ngân hàng buộc phải bán USD cho NHNN. Tuy nhiên cũng trong năm lượng outflow thời điểm khác lại mạnh mẽ khiến tỷ giá tăng mạnh, NHNN lại một lần nữa phải can thiệp bán ra USD bình ổn thị trường. Việc liên tục can thiệp vào thị trường khiến cho rủi ro trong những năm gần đây về việc Mỹ gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ.

Giờ chúng ta hãy tiếp cận phương án mới của NHNN, trong thời gian 6 tháng, tỷ giá lúc này bất ngờ tăng mạnh trở lại, khiến tỷ giá tăng nhanh. Các ngân hàng lúc này không cần phải bị động chờ cho tỷ giá tăng cao lên tới mức bán ra giao ngay của NHNN mà có thể sử dụng quyền chọn hủy ngang. Lượng USD bán kỳ hạn cho NHNN khi hủy ngang được dùng để cân đối với dòng vốn outflow.

Lợi ích lúc này được thể hiện rất rõ: NHNN không còn giao dịch nào với các Ngân hàng thương mại (Giao dịch kỳ hạn đã được huỷ), trái ngược hoàn toàn với trước đây là cần phải can thiệp tới 2 lần khi mà yếu tố mùa khiến cho tỷ giá biến động mạnh. Nói cách khác NHNN không phải thực hiện bất kỳ giao dịch nào khi đến hạn, thị trường tự điều chỉnh và dự trữ ngoại hối của NHNN không hề thay đổi.

Việc bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ trở nên không hợp cả tình và lý. Về lý dự trữ ngoại hối không thay đổi, không có giao dịch mua/bán nào được thực hiện, về tình NHNN cho thấy sự nỗ lực bình ổn giá, tỷ giá lúc này không phải dao động trong 1 biên độ mua bán giao ngay mà NHNN thiết lập giao dịch quanh mức giá mà NHNN mua vào kỳ hạn 6 tháng.

Lượng ngoại hối mà NHNN mua kỳ hạn 6 tháng càng nhiều thì “tấm đệm” phòng hộ cho tỷ giá gia tăng càng lớn. Ngoài ra tâm lý đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng sụt giảm một cách trầm trọng. Giá chẳng thể xuống quá sâu khi mà SBV đã chặn tỷ giá mua, tỷ giá cũng chẳng thể tăng được do các ngân hàng khác có thể sử dụng quyền chọn hủy ngang của mình để bán ra chốt lời nếu tỷ giá tăng cao.

Với lời hứa bình ổn là kim chỉ nam, NHNN cho thấy đã hoàn toàn làm được ở thị trường vàng miếng. Thì nay lời hứa tiếp tục thể hiện tại thị trường ngoại hối. “Một mũi tên trúng hai con nhạn”, con nhạn thứ nhất là tỷ giá ổn định, ổn định vĩ mô, và tâm lý nhà đầu tư ngoại thu hút vốn đầu tư và con nhạn thứ hai bình ổn thị trường với vai trò là “bình thông yếu tố mùa”, NHNN không cần can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối, thấu tình đạt lý trong cách ứng xử không phải là một quốc gia thao túng tiền tệ như Mỹ nghi ngại.

Lê Minh Thông, CFA, FRM, LL.M, Cựu Giám đốc ngoại hối Ngân hàng VietBank

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả