Ngân hàng càng lãi 'khủng', giá cổ phiếu càng lao dốc?
Tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận tốt nhất trên sàn chứng khoán, song giá cổ phiếu ngân hàng vốn được mệnh danh “cổ phiếu vua” càng lao dốc thê thảm, khiến nhiều cổ đông thua lỗ.
Tại Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa diễn ra, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc, cho biết trong quý 1/2022, lợi nhuận hợp nhất của ACB khoảng 4.200 tỉ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Điển hình, tín dụng tăng 5,2% so với đầu năm, huy động tăng 1,6%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 27%.
Một số ngân hàng khác có mức tăng khá như Techcombank đạt 6.500 - 6.700 tỉ đồng, tăng 18 - 21% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm. MB đạt khoảng 5.500 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng khoảng 10 - 11% so với đầu năm. BIDV cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 4.200 tỉ đồng, tăng 23,7%.
“Anh cả” của hệ thống là Vietcombank có lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 9.500 -10.000 tỉ đồng, tăng 10 - 16% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là tăng trưởng tín dụng của Vietcombank duy trì mạnh mẽ trong quý (tăng 6%-7%).
Năm nay, có 2 ngân hàng đột biến lợi nhuận. SHB dự báo đạt 3.200 tỉ đồng tăng 92% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.
Đáng chú ý nhất là VPBank đã vượt qua Vietcombank trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống. Một nguồn tin từ lãnh đạo VPBank cho biết, lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý 1/2022 của ngân hàng tăng rất mạnh, có thể đạt hơn 11.000 tỉ đồng, tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái (4.000 tỉ đồng). Sự tăng trưởng lợi nhuận này đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi lẫn khoản thu nhập bất thường.
Tuy nhiên giá trị cổ phiếu của những ngân hàng trên vẫn giảm mạnh. Vậy nguyên nhân khiến cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh là gì? Ngoài xu hướng chung của thị trường còn xuất phát từ những lo lắng của các nhà đầu tư kéo dài từ tuần trước. Lo lắng từ chính sách giám sát chặt dòng vốn vào bất động sản, cộng với việc rà soát hoạt động phát hành trái phiếu, giao dịch, bảo lãnh phát hành trái phiếu bất động sản. Cùng với những tin đồn bắt bớ ông chủ ngân hàng lan khắp thị trường khiến các cổ đông càng sợ hãi hơn, và để phòng tránh rủi ro họ cũng phải “nhanh tay” bán trước.
Nợ xấu bởi Covid-19, lãi suất tăng lên trong thời gian tới cũng tác động tiêu cực tới nhóm này. Ngoài ra, cổ phiếu ngân hàng được cho là nhóm có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng ồ ạt phát hành tăng vốn điều lệ thông qua chia thưởng cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm… khiến áp lực "pha loãng" quá lớn.
Trong khi đó, dòng tiền "rẻ" sau 1
năm bùng nổ bởi Covid-19 từ các gói kích thích, lãi suất thấp đã không còn. Dòng tiền lớn rút ra đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân
khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm, đương nhiên nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu ảnh hưởng đầu tiên.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường