menu
Nền kinh tế chia sẻ có thực sự khả thi?
copy link
Hoàng Tùng Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nền kinh tế chia sẻ có thực sự khả thi?

Thuật ngữ "Sharing Economy" (Nền kinh tế chia sẻ) là một thuận ngữ được nhắc đến rất nhiều vài năm trước đây.

Khi những cái tên như Uber, Airbnb, Wework... nổi lên với ý tưởng của một nền kinh tế mà mọi người "chia sẻ" tài nguyên với nhau.

- Những người sở hữu ô tô có thể trở thành tài xế taxi khi rảnh rỗi.

- Những người có nhà cho thuê có thể biến chúng thành điểm lưu trú như khách sạn.

- Những công ty có thể chia sẻ văn phòng với những công ty khác, cá nhân khác.

Nghe thật hay và thật hấp dẫn!

Vậy nhưng thời gian qua đi, những ý tưởng nghe hay ho đó lại đang dần kém hấp dẫn đi.

Khi mà dần dần tất cả nhận ra cái gọi là nền kinh tế chia sẻ đó chỉ là một phiên bản khác của các ngành kinh doanh truyền thống.

- Uber, Grab đã thực sự trở thành một hãng taxi, thay vì là nơi để "sharing" phương tiện như ý tưởng ban đầu.

- Airbnb thực sự trở thành một nền tảng đặt phòng và các chủ nhà trọ thu được lợi nhuận chẳng hơn là bao khi so sánh với cho thuê dài hạn.

- Wework thì đã chứng minh ý tưởng về co-working là một ý tưởng thất bại, các doanh nghiệp chẳng tiết kiệm hơn là bao khi dùng văn phòng chia sẻ, và nếu tính đến những phiền toái của việc "sharing" thì nó lại càng trở nên tệ hại hơn.

Vậy liệu có phải "Sharing Economy" đang dần thất bại?

Và nếu thực sự nó thất bại thì ai bị thiệt, ai được hưởng lợi trong làn sóng những năm vừa rồi?

- Những người bị thiệt đầu tiên có lẽ lại chính là những người làm trong các ngành nghề đó. Các tài xế taxi nhận được mức lương thấp hơn so với khi chưa có những nền tảng chia sẻ.

- Khách hàng là người được hưởng lợi? Điều này có lẽ vừa đúng vừa sai. Đúng là giá thành giảm nhưng nếu dài hạn các mô hình này lại vẫn chỉ là một phiên bản khác của các ngành kinh doanh truyền thống thì giá giảm chỉ là tạm thời. Sau đó giá buộc phải tăng trở lại vì margin lợi nhuận không hề cao như lúc đầu các doanh nghiệp đưa ra, và rất nhiều trong số này ban đầu chấp nhận giảm giá, khuyến mại để thu hút khách hàng, nhưng sau đó lại buộc phải tăng giá. Vì đơn giản, mô hình vẫn là một phiên bản khác của mô hình cũ, lợi nhuận ko đủ để khuyến mại mãi mãi.

- Và cuối cùng các founders, các quỹ VC, PE có lẽ là những người "chiến thắng" nhiều nhất. Khi rất nhiều trong số họ trở thành triệu phú, thậm chí tỷ phú. Các doanh nghiệp trở thành các doanh nghiệp tỷ đô...

Vậy nên có lẽ chúng ta cần tự đặt một số câu hỏi:

- Thế giới thực sự có ưa thích cái gọi là "Sharing"?

- Con người khi ngày càng sung sướng hơn liệu có thích cái gọi là "Sharing" hay không, hay họ thích "Private" hơn?

- Mô hình "Sharing" có thực sự giảm cost, có thực sự tăng thu nhập cho người lao động?

P/S: Giá cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp này đều giảm mạnh sau khi lên sàn cho đến nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hoàng Tùng Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
2
Chia sẻ