Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!
Khủng hoảng năng lượng châu Âu cho thấy Mỹ và EU cần tăng cường thúc đẩy công nghệ, cải thiện an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc khí đốt Nga.
Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí The National Interest, đồng tác giả David L. Goldwyn và Richard L. Morningstar* đã đề xuất những bước cụ thể nhằm giúp Mỹ và châu Âu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, theo đuổi các mục tiêu khí hậu và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.
Thiếu vắng cam kết cụ thể
Cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu và khí đốt toàn cầu vào mùa Đông vừa qua dẫn tới khủng hoảng giá cả tại châu Âu đã đem lại cho Nga đòn bẩy vượt trội. Mặc dù châu Âu cố gắng tạo ra nhiều tiến bộ trong việc giảm sự phụ thuộc vào khí đốt trong hỗn hợp năng lượng, tích hợp thị trường nội bộ và đa dạng hoá các nguồn cung, nhưng an ninh năng lượng của lục địa già vẫn không ổn định và vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tuyên bố chung ngày 29/1 về bảo đảm nguồn cung khí đốt một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho Liên minh châu Âu (EU) của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen được cho là hữu ích, nhưng lại không cam kết bên nào thực hiện các bước cụ thể một cách đầy đủ, để cuối cùng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung khí đốt của Nga và tái khẳng định khả năng đoàn kết của phương Tây trong việc theo đuổi các mục tiêu khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng.
Bước đầu tiên không thể thiếu (và cho đến nay vẫn còn thiếu) là ông Biden và bà Ursula von der Leyen cần công khai thừa nhận rằng, khí đốt tự nhiên đóng một vai trò cần thiết trong quá trình chuyển đổi năng lượng và thương mại khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) xuyên Đại Tây Dương là trụ cột cơ bản của an ninh năng lượng châu Âu.
Tuy nhiên, một câu chuyện khó giải quyết đã lan tràn khắp các cuộc tranh luận về chuyển đổi khí hậu và năng lượng. Điều đó cho thấy rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên không phù hợp với việc đáp ứng những tham vọng về khí hậu.
Khí đốt tự nhiên đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Từ năm 2010 đến năm 2018, việc thay thế than đá bằng khí đốt trong ngành điện đã làm giảm 14% lượng khí thải tại Mỹ, 8% ở Trung Quốc và 4% trên toàn thế giới. Điều này tạo thành những khoản cắt giảm quan trọng để đáp ứng các mục tiêu không còn phát thải ròng.
Rõ ràng, các cơ hội chuyển đổi từ nhiên liệu sang khí đốt tự nhiên là một nguồn quan trọng để giảm phát thải. Nói về mặt công nghệ thì chúng là mục tiêu dễ đạt và là thời điểm mà những lợi nhuận ban đầu rất quan trọng.
Kinh nghiệm của châu Âu trong mùa Đông năm nay đã chứng minh rằng, nếu không thể cung cấp khí đốt tự nhiên và giá cả phải chăng, nhiều quốc gia sẽ chuyển sang sử dụng các nguồn phát điện carbon cao hơn, điều này cuối cùng sẽ làm suy yếu các mục tiêu chung về khí hậu.
8 bước đi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng xuyên Đại Tây Dương
Vì vậy, Mỹ và châu Âu cần thực hiện những bước sau đây để đảm bảo an ninh năng lượng xuyên Đại Tây Dương. Các bước đi này sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga một cách dứt khoát và lâu dài.
Các dự án này sẽ không cung cấp khí đốt trong một số năm, nhưng sự tăng trưởng về công suất hóa lỏng sẽ cho phép người châu Âu và những nước khác thực hiện các thỏa thuận thương mại để loại bỏ dần nguồn cung của Nga, đem đến sự đa dạng hơn về nhà cung cấp và giá cả phải chăng theo thời gian.
Những số liệu này vô cùng hữu ích đối với lĩnh vực tài chính, để xem xét những dự án nào phù hợp với các chiến lược khí hậu trong danh mục đầu tư và xứng đáng được cấp vốn nhất.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ cần lưu ý các cân nhắc về an ninh năng lượng trong việc xác định lợi ích quốc gia trong việc xuất khẩu sang các nước mà Mỹ không có hiệp định thương mại tự do. Vai trò của Mỹ với tư cách là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn trên toàn cầu là một sức mạnh địa chính trị đáng kể cần được tận dụng trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng cần thiết và đang diễn ra.
Ví dụ như nhu cầu vô cùng lớn về hydro của châu Âu có thể tạo động lực cho việc nhập khẩu hydro xanh để thúc đẩy nền kinh tế và hệ thống thương mại hydro xanh mới.
Cùng với đó, Mỹ có thể hợp tác với châu Âu để đưa ra các cách bù đắp, động viên các nhà cung cấp nhằm duy trì nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ. Trữ lượng khí đốt của châu Âu nên ở mức tương xứng với rủi ro gián đoạn mà họ phải đối mặt.
Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang đối mặt với mối đe dọa tới an ninh năng lượng có thể tác động lan tỏa tới kinh tế thế giới, liên minh xuyên Đại Tây Dương phải ưu tiên cả những mục tiêu chung về an ninh năng lượng và khí hậu.
Cả Mỹ và châu Âu phải thực hiện tham vọng không còn phát thải ròng và tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch và năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải, cải thiện an ninh năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Mỹ nên tiếp tục nỗ lực chuyển hướng cung cấp LNG cho châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt, nhưng đồng thời cũng gửi một tín hiệu ngay lập tức và mạnh mẽ đến Nga rằng hành động của họ đang hy sinh thị trường khí đốt tự nhiên dài hạn ở châu Âu và doanh thu mà thị trường này mang lại. Cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ!
*Về hai tác giả bài viết: David L. Goldwyn từng là Đặc phái viên của Ngoại trưởng Mỹ, Điều phối viên về các vấn đề năng lượng quốc tế dưới thời Tổng thống Barack Obama và Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Ông là Chủ tịch Nhóm cố vấn năng lượng của Hội đồng Đại Tây Dương.
Richard L. Morningstar là cựu Đại sứ Mỹ tại EU và Đặc phái viên của Ngoại trưởng Mỹ về Năng lượng Á-Âu, và cựu Đại sứ Mỹ tại Azerbaijan. Đại sứ Morningstar là Chủ tịch sáng lập của Trung tâm Năng lượng Toàn cầu và thuộc ban giám đốc tại Hội đồng Đại Tây Dương.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận